Search
Close this search box.

Ung thư cổ tử cung có thể chữa được không?

  1. Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm hay không?

1.1 Triệu chứng hay gặp của bệnh ung thư cổ tử cung

  • 80% bệnh nhân xuất hiện tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường, đặc biệt là sau khi quan hệ.
  • Vài trường hợp mãn kinh đã lâu, nhưng âm đạo đột nhiên chảy máu bất thường.
  • Vùng bụng dưới hay lưng thường đau mỏi, mức độ tăng lên trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi đi vệ sinh.
  • Khí hư ra nhiều, có màu sắc bất thường và có mùi khó chịu.
  • Một số ít trường hợp khi bệnh ở giai đoạn muộn sẽ có những triệu chứng rò phân hay nước tiểu qua ngã âm đạo

1.2 Sự nguy hiểm của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung gây đau bụng dưới và khoang chậu, chảy máu âm đạo bất thường hay ra khí hư có mùi hôi. Tuỳ vào những vị trí lan tràn, di căn khác nhau mà bệnh nhân có các biểu hiện khác nhau, chẳng hạn như ho, đau ngực, đi tiểu ra máu và xuất huyết trực tràng. Nhiều người bệnh xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như : tiểu nhiều, đau buốt khi tiểu tiện và tiểu ra máu thì thường đc chẩn đoán nhầm là viêm nhiễm đường tiết niệu trong 1 thời gian dài và làm giảm khả năng chữa khỏi bệnh ung thư cổ tử cung.

20190402 124328 061588 1111max 800x800 4

Nhiều trường hợp buộc phải cắt bỏ tử cung hay làm xạ trị gây mất chức năng tử cung và buồng trứng, đồng nghĩa với việc suy giảm chức năng tình dục và mất khả năng sinh đẻ của người phụ nữ.

Nếu không đc chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nặng hơn, gây ra các biến chứng trầm trọng do kết quả của các u xâm lấn các cơ quan lân cận như suy thận, phù chân, thiếu máu nặng hay do bệnh di căn đến ác cơ quan khác như phổi, gan, xương…

2. Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Hiện nay, với nền y học ngày càng hiện đại và tiến bộ, bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được nếu đc phát hiện sớm. Càng được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi  bệnh càng cao  và khả năng giữ lại chức năng sinh sản càng cao. Còn nếu bệnh đc phát hiện ở giai đoạn muộn thì sẽ rất khó để chữa trị.

Tùy theo từng giai đoạn của ung thư cổ tử cung mà khả năng chữa trị thành công sẽ thay đổi, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn tại chỗ : Bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và đc các chuyên gia hàng đầu về phụ khoa và ung bướu điều trị tích cực, lúc này cơ hội sống là trên 5 năm có thể lên đến 96%.
  • Giai đoạn 1: Tỷ lệ sống trên 5 năm giảm còn từ 80-90%.
  • Giai đoạn 2: Khả năng sống sót trên 5 năm còn từ 50-60%.
  • Giai đoạn 3: Chỉ còn 25-35% cơ hội để bệnh nhân sống trên 5 năm.
  • Giai đoạn 4: Con số càng giảm và chỉ còn dưới 15%.
  • Trên 90% bệnh khi tái phát sẽ di căn xa và sẽ tử vong trong vòng 5 năm

Như vậy, ung thư cổ tử cung có thể chữa đc nếu phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, chị em phụ nữ cần thực hiện xét nghiệm Tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa để phát hiện và chữa trị ung thư cổ tử cung kịp thời với các phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu để bệnh càng phát triển thì việc chữa trị càng trở nên khó khăn.

3. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung sống được tối đa bao lâu?

Ung thư cổ tử cung ko xảy ra đột ngột mà tiến triển âm thầm. Bắt đầu từ lúc nhiễm virusHPV, gây ra các triệu chứng bất thường cho tế bào cổ tử cung, dẫn đến tổn thương tiền ung thư rồi tới khi ung thư, thường kéo dài khoảng độ từ 10-15 năm.Nếu như sự tiến triển này đc phát hiện kịp thời thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị, ngăn ngừa ung thư phát triển và di căn đến các bộ phận khác. Vì vậy, bệnh ung thư cổ tử cung sống đc bao lâu là tùy vào giai đoạn phát hiện.

20190418 184759 609259 apa itu kanker endomax 1800x1800 4

4. Khả năng điều trị khỏi hẳn của ung thư cổ tử cung

Với sự phát triển vượt bậc của y học hiện nay, những căn bệnh ung thư nói chung cũng như ung thư cổ tử cung nói riêng đều có thể đc chữa khỏi  hoàn toàn. Tuy nhiên, tất cả các bệnh thuộc nhóm ung bướu này có chung 1 đặc điểm, đó là càng để lâu thì khả năng chữa khỏi càng ít đi. Vì lý do đó, bé gái từ 9-26 tuổi, chị em phụ nữ chưa lập gia đình và chưa quan hệ tình dục cần phải đc tiêm vacxin phòng chống virusHPV. Đối với các chị em phụ nữ đã có gia đình từ 21-65 tuổi thì cần thăm khám định kỳ 12 tháng/lần, xét nghiệm tế bào học và HPV để kịp thời phát hiện các bệnh lý về phụ khoa nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng. Như vậy, bạn sẽ ko cần phải quan tâm đến vấn đề ung thư cổ tử cung có chữa đc ko nữa.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%