Sùi mào gà ở mồm là gì?
Bệnh sùi mào gà còn gọi là mụn cóc sinh dục, là một trong những căn bệnh lây lan qua đường tình dục do virusHPV ,xuất hiện ở cả 2 giới. Tuy nhiên, theo thống kê thì tỷ lệ nữ giới mắc bệnh sẽ nhiều hơn nam giới, do cấu trúc âm đạo của người phụ nữ sâu và ẩm ướt tạo điều kiện cho virus phát triển.
Tổn thương đặc trưng của bệnh là những u nhú hay các nốt sần sùi xuất hiện ở cơ quan sinh dục, hậu môn và cũng có thể mọc ở lưỡi trong khoang miệng, khi đó, được gọi là bệnh sùi mào gà ở mồm
Sùi mào gà ở mồm được xác định do bệnh nhân có hoạt động quan hệ tình dục bằng miệng không thực hiện các biện pháp an toàn. Ngoài ra, thói quen dùng chung dụng đồ dùng cá nhân với người mắc cũng có khả năng lây bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở.
Triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở mồm
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở mồm tương đối dài, từ 2 – 9 tháng, vì vậy, nhiều người k biết rằng mình mắc bệnh cho tới khi triệu chứng khởi phát. Ở giai đoạn đầu, người mắc bệnh sẽ chỉ thấy xuất hiện nốt mụn nhỏ li ti trong khoang miệng, lưỡi, môi or bên trong má. Thời kỳ này, bệnh chưa gây ra quá nhiều ảnh hưởng, dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng or viêm vòm họng.
Giai đoạn kết tiếp, trong khoang miệng hay lưỡi xuất hiện nhiều mảng sần sùi có hình súp lơ, mào gà có màu trắng hoặc hồng nhạt. Lúc này, các nốt u nhú mềm k gây ngứa, đau, tuy nhiên rất dễ xước chảy mủ và chảy máu khi tác động.
Giai đoạn trở nặng, các nốt u nhú phát triển lớn hơn, lở loét khiến người bệnh cảm thấy vùng miệng và lưỡi ngứa ngáy. Việc nuốt và ăn uống gặp nhiều khó khăn, thậm chí là gây đau đớn. Hệ quả của việc ăn uống k còn ngon miệng, gặp nhiều khó chịu khiến bệnh nhân tụt cân, k đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, virus sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Ảnh hưởng nghiêm trọng khi mắc bệnh
Bệnh sùi mào gà ở môi, khi không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tâm lý, cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Các biến chứng và nguy cơ có thể gặp khi mắc bệnh:
- Ảnh hưởng tâm sinh lý: Sùi mào gà ở mồm có thể gây ra sự kỳ thị, dẫn tới tình trạng phân biệt đối xử. Điều này khiến cuộc sống của người bệnh trở nên căng thẳng, kèm theo đó là tâm lý tự ti, không thích chia sẻ.
- Mất thẩm mỹ: Bệnh làm giảm thẩm mỹ ở vùng miệng và gây ảnh hưởng tới hơi thở,làm người bệnh bị tâm lý trong giao tiếp hàng ngày.
- Ăn uống khó khăn: Các nốt sùi dễ chảy máu, cảm giác vướng khi nhai nuốt, khiến người bệnh dễ sút cân, mệt mỏi.
- Nhiễm trùng: Bệnh gây nhiễm trùng trong khoang miệng, khi ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt trở lên khó khăn.
- Tăng nguy cơ ung thư vòm họng: Nếu u nhú ở miệng do virusHPV type 16, 18 gây ra sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
- Ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân và gia đình: Sùi mào gà ở mồm là nguyên nhân làm giảm chất lượng đời sống tinh dục, gây ảnh hưởng tới đời sống hôn nhân.
Biện pháp chữa trị bệnh
Người mắc bệnh sùi mào gà ở họng, miệng, lưỡi nếu k đc phát hiện, điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây các biến chứng nguy hiểm như ung thư vòm họng,… Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh lý này. Các giải pháp đc áp dụng chủ yếu làm thuyên giảm các triệu chứng, trong đó có thể kể đến như:
- Điều trị những nốt sùi ở miệng bằng các loại thuốc kháng sinh dạng tiêm, hay dạng uống nhằm khống chế virusHPV.
- Điều trị bằng phương pháp áp lạnh, đốt laser truyền thống, tuy nhiên phương pháp này sẽ để lại sẹo, và gây mất thẩm mỹ đối với bệnh nhân.
- Điều trị bằng phương pháp ALA – PDT, sử dụng ánh sáng huỳnh quang tạo phản ứng oxy hoạt lực để tác động đến nốtcác u nhú, đồng thời khống chế virusHPV. Phương pháp được đánh giá có độ an toàn cao, k làm ảnh hưởng tới khu vực lân cận, đảm bảo hiệu quả và giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phòng tránh sùi mào gà
Sùi mào gà ở mồm tuy ít gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nhưng có thể tác động xấu đến chất lượng đời sống hằng ngày và khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách:
- Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, hạn chế quan hệ bằng đường miệng
- Tuyệt đối k dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, hay cốc, đũa,..của người nghi nhiễm.
- Đảm bảo việc vệ sinh răng miệng đúng cách bằng việc thường xuyên đánh răng và súc miệng bằng nước muối.
- Giữ lối sống, sinh hoạt lành mạnh: Tập thể dục thể thao mỗi ngày và có chế độ ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, đặc biệt là thuốc lá.
- Bổ sung thực phẩm chức năng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Tiêm HPV cho nam ,nữ ở độ tuổi từ 12 đến 26.
- Khám định kỳ 6 tháng 1 lần nhằm phát hiện bệnh sớm.