Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

BỆNH GIANG MAI Ở NỮ GIỚI

Bệnh Giang Mai Ở Nữ Giới

Bệnh giang mai được biết đến là bệnh xã hội nguy hiểm, với khả năng lây nhiễm cao, do xoắn khuẩn có tên Treponema Pallidum gây ra. Mặc dù được xem là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu bạn có kiến thức về bệnh, phát hiện được bệnh sớm, cũng như có cách điều trị kịp thời, sẽ không gây ra nguy hiểm nặng nề tới sức khỏe. Ngược lại, nếu để bệnh kéo dài, chúng sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới não, hệ thần kinh, xương khớp,… có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc nắm rõ các thông tin, kiến thức về bệnh giang mai ở nữ giới là điều vô cùng quan trọng.

Nguyên Nhân Gây Bệnh Giang Mai Ở Nữ Giới

Các chuyên gia cho biết, xoắn khuẩn Treponema Pallidum là nguyên nhân chính gây ra bệnh giang mai. Và một số con đường lây lan bệnh nhanh chóng bạn nên biết đó là:

  • Do tình dục không an toàn, quan hệ tình dục bừa bãi.
  • Do lây truyền qua đường máu, có thể là: Bị truyền phải máu của người bị giang mai, vết thương hở bị tiếp xúc với máu người bệnh,….
  • Tiếp xúc dịch tiết cơ thể người bệnh, cũng có nguy cơ bị giang mai.
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân như: Bàn chải đánh răng, kim tiêm,…
  • Bị giang mai bẩm sinh do lây truyền từ mẹ.

Dấu Hiệu Bệnh Giang Mai Ở Phụ Nữ

Cho dù bị giang mai ở nam hay nữ, bệnh cũng có các đặc điểm chung và hình thành qua 4 giai đoạn chính:

Bệnh Giang Mai Ở Phụ Nữ Giai Đoạn Nguyên Phát:

Sẽ xuất hiện các biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giới, sau khoảng 10 – 90 ngày nhiễm bệnh. Nhưng đa số, những trường hợp bị giang mai thời gian trung bình khoảng 21 ngày là phát bệnh nhé. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện các săng giang mai – Đó là những vết tổn thương nhỏ, có màu hồng đỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục. Bề mặt săng giang mai khá nhẵn và đặc biệt không gây đau đớn, hay ngứa ngáy gì. Vị trí xuất hiện săng giang mai chủ yếu là bộ phận sinh dục, nơi mà tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Sau khoảng 21 – 42 ngày, các săng giang mai sẽ bị ẩn đi, khiến người bệnh chủ quan cho rằng bệnh tự khỏi. Nhưng thực tế, lúc này các xoắn khuẩn đang ăn sâu vào máu và đang ủ bệnh, phát triển sang giai đoạn tiếp theo.

Giai Đoạn 2: Bệnh Giang Mai Ở Nữ Giới Giai Đoạn 2

Cũng tương tự như giai đoạn 1, nhưng các biểu hiện rõ ràng hơn. Các săng giang mai giai đoạn này sẽ mọc chủ yếu ở lòng bàn tay và bàn chân, rồi dần dần lang sang các vị trí khác trên cơ thể. Đồng thời, còn kèm theo các triệu chứng: Đau xương khớp, đau đầu, sốt cao, mệt mỏi,…. Sau khoảng 14 – 21 ngày, săng giang mai lại ẩn đi.

Bệnh Giang Mai Ở Nữ Giới Giai Đoạn 3

Đây được gọi là giai đoạn tiềm ẩn, bởi các triệu chứng bệnh giang mai ở nữ lúc này, không còn nữa. Bạn sẽ rất khó có thể phát hiện bệnh thông qua các biểu hiện bên ngoài, mà để kiểm tra bệnh, bạn sẽ phải làm xét nghiệm giang mai. Thời gian ủ bệnh này diễn ra khá lâu, có người vài năm, có người vài chục năm. Vì thế bạn cần đi khám sớm, trước khi bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối.

Bệnh Giang Mai Ở Nữ Giới Giai Đoạn 4

Là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này các xoắn khuẩn đã ăn sâu vào máu và phá hủy các chức năng trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như: Ảnh hưởng mắt, não, thần kinh, xương khớp,… thậm chí các biến chứng có thể khiến người bệnh tử vong.

Với những thông tin về bệnh giang mai ở nữ giới trên đây, hi vọng bạn sẽ biết được nguyên nhân gây giang mai là gì, cũng như biết được làm thế nào để phát hiện bệnh giang mai sớm nhé. Nếu thấy có các triệu chứng giống như trên đây, hoặc nghi ngờ mình bị lây nhiễm, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, hiệu quả.

Bạn Đang Tìm Cơ Sở Y Tế Chăm Sóc Sức Khỏe Toàn Diện (one Stop Shop) ?
hãy Liên Hệ Chuỗi Phòng Khám Đa Khoa Galant

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV miễn phí tại GALANT