Search
Close this search box.

Sinh thiết cổ tử cung tất cả thông tin từ A-Z

Sinh thiết cổ tử cung là một thủ thuật cần thiết để giúp phát hiện sớm các bệnh lý tại tử cung như ung thư cổ tử cung, các bệnh tại âm đạo và âm hộ, qua đó giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho chị em. Việc quan sát âm hộ, âm đạo và cổ tử cung thông qua sinh thiết cổ tử cung giúp phát hiện các vấn đề sớm hơn, giảm thiểu các biến chứng và tăng cơ hội hồi phục cho bệnh nhân.

Sinh thiết cổ tử cung là gì?

Sinh thiết cổ tử cung là một phương pháp y tế để lấy mẫu mô cổ tử cung, nhằm kiểm tra các tình trạng bất thường, tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung. Quá trình này có thể thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau.

Sau khi lấy mẫu mô cổ tử cung, các chuyên gia y tế có thể đưa ra chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến cổ tử cung như ung thư, khối u, viêm nhiễm, viêm cổ tử cung,… từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Ngoài ra, sinh thiết cổ tử cung cũng giúp theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị sau đó.

Các loại sinh thiết cổ tử cung

Các xét nghiệm sinh thiết tử cung bao gồm:

  1. Nạo kênh cổ tử cung (endocervical curettage – ECC): Là quá trình lấy mẫu các tế bào từ cổ tử cung bằng cách dùng một dụng cụ mỏng được gọi là curette để lấy mẫu mô. Quá trình này giúp phát hiện sớm các bệnh lý tại cổ tử cung như polyp, viêm, ung thư tại cổ tử cung.
  2. Kỹ thuật sinh thiết bấm sử dụng lưỡi dao hình tròn, tương tự như dụng cụ bấm lỗ giấy, để lấy mẫu mô từ một hoặc nhiều vị trí khác nhau trong cổ tử cung.
  3. kỹ thuật sinh thiết chóp cổ tử cung sử dụng laser hoặc dao mổ để lấy một mẫu mô cổ tử cung lớn có hình chóp.

Các xét nghiệm này đều là những phương pháp chẩn đoán quan trọng để phát hiện sớm các bệnh lý ở phụ nữ, giúp điều trị và can thiệp kịp thời để giảm thiểu các biến chứng và tăng cơ hội chữa khỏi.

ung thu co tu cung co nguy hiem khong 1 1

Tại sao nên thực hiện sinh thiết cổ tử cung

Có nhiều lý do để thực hiện sinh thiết cổ tử cung. Thường thì kỹ thuật này được tiến hành khi phát hiện bất thường trong quá trình thăm khám lâm sàng vùng tiểu khung hoặc qua xét nghiệm Pap.

Nó cũng được sử dụng để tìm kiếm các tế bào ung thư hoặc tiền ung thư ở cổ tử cung.

Ngoài ra, sinh thiết cổ tử cung cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán và điều trị trong các tình huống sau:

  • Các khối bất thường không phải ung thư ở cổ tử cung (các polyp),
  • Mụn cóc sinh dục, và phơi nhiễm với diethylstilbestrol (DES) trong quá trình mang thai.
  • Bên cạnh đó, còn có nhiều lý do khác để tiến hành sinh thiết cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ.

Những biến chứng có thể gặp phải sau khi tiến hành sinh thiết

Các rủi ro liên quan đến việc thực hiện sinh thiết cổ tử cung bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu

Ngoài ra, kỹ thuật sinh thiết chóp cổ tử cung có thể tăng nguy cơ vô sinh và sảy thai do thay đổi cổ tử cung và để lại mô sẹo.

Trước khi thực hiện kỹ thuật, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết nếu mình mẫn cảm hoặc dị ứng với thuốc, iodine, hoặc latex; đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Một số kỹ thuật sinh thiết cổ tử cung vẫn có thể thực hiện được khi mang thai, nhưng không phải tất cả các kỹ thuật.

Ngoài ra, kết quả sinh thiết cổ tử cung có thể không chính xác nếu bệnh nhân đang trong kỳ kinh nguyệt, mắc viêm vùng chậu cấp tính hoặc viêm cổ tử cung cấp tính. Các yếu tố này cần được báo cho bác sĩ trước khi thực hiện kỹ thuật.

>> Xem thêm:KỸ THUẬT LÀM PAP SMEAR THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%