Search
Close this search box.

Sùi mào gà trên măt có những triệu chứng gì ?

Con đường lây nhiễm sùi mào gà trên mặt

VirusHPV gây bệnh sùi mào gà trên mặt có thể lây truyền từ người bệnh này sang người khác lành qua nhiều con đường khác nhau như:

  • Lây truyền qua  đường tình dục không an toàn: VirusHPV chủ yếu ký sinh ở cơ quan sinh dục và các cơ quan chứa niêm mạc da mỏng, dễ bị tổn thương và trầy xước. Nếu quan hệ tình dục ko  an toàn bằng miệng thì loại virus này hoàn toàn có thể thâm nhập trực tiếp vào miệng, môi, lưỡi và các bộ phận khác trên mặt để gây bệnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi,…
  • Lây truyền từ mẹ sang còn: Phụ nữ đang mang thai khi bị sùi mào gà mà ko phát hiện và điều trị kịp thời thì khi sinh thường trẻ, trẻ sinh ra rất dễ mắc sùi mào gà trên mặt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thẩm mỹ cũng như sự phát triển của trẻ sau này.
  • Lây truyền qua các vết thường hở: Thông qua các vết thường hở hay các vết trầy xước trên da virusHPV có thể lây truyền từ người này sang người khác. Vì vậy, khi da mặt  có vết trầy xước và tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở của bệnh nhân thì hoàn toàn có thể lây nhiễm sùi mào gà trên ở mặt.
  • Lây truyền qua đồ dùng cá nhân: VirusHPV có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài khá dài. Nên khi mọi người  sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bệnh thì cũng có nguy cơ mắc sùi mào gà.

Triệu chứng sùi mào gà trên mặt sẽ diễn biến như thế nào ?

VirusHPV sau khi thâm nhập vào cơ thể sẽ phát triển qua 4 giai đoạn. Dưới đây là các triệu chứng sùi mào gà trên mặt qua các giai đoạn phát triển:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Khi virusHPV mới thâm nhập vào cơ thể người bệnh sẽ làm tăng sinh các tế bào biểu bì ở niêm mạc da. Tuy nhiên, bệnh ko lập tức biểu hiện các triệu chứng ra ngoài ngay mà sẻ ủ bệnh từ 2 – 9 tháng tùy theo cơ địa và sức đề kháng của mỗi người khác nhau. Giai đoạn này, người bệnh thường ko phát hiện bệnh mà cần tiến hành xét nghiệm máu mới có thể xác định có nhiễm virusHPV hay không.
  • Giai đoạn đầu: Kết thúc quá trình ủ bệnh, virusHPV bắt đầu tần công mạnh mẽ vào các niêm mạc da và hình thành nên các nốt mụn nhỏ liti trên bề mặt da tại các vị trí như :mắt, môi, lưỡi. Ở giai đoạn này, kích thước các nốt mụn khác nhỏ, chỉ khoảng từ 1 đến  2mm, mềm mủn, nhô cao trên bề mặt da như các nhú gai không ngứa, không đau và khi ấn vào có thể chảy máu.
  • Giai đoạn sau: Các nốt mụn phát triển lớn, gia tăng số lượng và chúng mọc liên kết với nhau thành từng mảng, từng cụm có dạng như súp lơ hay mào gà, bề mặt ẩm ướt. Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy sùi mào gà có chân. Khi bị va chạm mạnh các nốt mụn sẽ chảy máu, chảy mủ có mùi hôi khiến bệnh nhân đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, người bệnh sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hay có thể sốt cao,…
  • Giai đoạn biến chứng: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Khi sùi mào gà trên mặt k được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ tạo cơ hội cho virusHPV thâm nhập sâu vào trong các bộ phận, gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%