Search
Close this search box.

Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Xem nhanh nội dung

Nguyên nhân, triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi như thế nào ?

Nguyên nhân

  • Quan hệ tình dục bằng miệng: Khi miệng tiếp xúc với bộ phận sinh dục của bệnh nhân sẽ rất dễ bị nhiễm vi rút HPV, lây lan từ bộ phận sinh dục sang miệng. Từ đó, gây ra sùi mào gà ở lưỡi và miệng của người bệnh.
  • Hôn môi với người nhiễm bệnh: Việc hôn, tiếp xúc trực tiếp mới môi, miệng người bệnh cũng là nguyên nhân chính gây ra sùi mào gà ở lưỡi.
  • Lây qua các vật dụng trung gian: Tuy có tỉ lệ thấp nhưng việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như: Son, khăn mặt, khăn tắm có chứa vi rút HPV của người bệnh cũng là nguyên nhân gây sùi mào gà ở lưỡi.

Triệu chứng của bệnh

Virus HPV gây ra sùi mào gà ở lưỡi sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2 – 9 tháng. Sau giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ở giai đoạn đầu, chỉ thấy xuất hiện 1 số nốt mụn nhỏ li ti phân bố với tỉ lệ nhỏ trong khoang miệng, lưỡi, môi or bên trong má. Lúc này bệnh vẫn chưa gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình sinh hoạt người bệnh. Sùi mào gà giai đoạn này ở lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng hay viêm vòm họng.
  • Giai đoạn tiếp theo, các mảng sần sùi có hình như mào gà hay súp lơ mini bắt đầu xuất hiện ở lưỡi, có màu trắng hoặc đỏ. Tuy mềm nhưng chúng không gây ngứa, không đau, có thể chảy mủ và chảy máu, rất dễ xây xước. Các nốt sùi mào gà lúc này đã bắt đầu xuất hiện nhiều với các kích thước lớn gây mất thẩm mỹ.
  • Giai đoạn trở nặng: Triệu chứng gây lở loét xuất hiện nhiều hơn, vùng lưỡi bị đau rát, đau họng, khoang miệng tấy đỏ. Nuốt nước bọt nhiều sẽ có cảm giác vướng hay đau khi nuốt gây khó khăn khi ăn uống. Khi ma sát với thức ăn, các nốt sùi này sẽ càng lở loét, chảy dịch và nguy hiểm hơn là xuất hiện viêm nhiễm. Một số người bệnh có thể ho ra máu khi vùng họng bị tổn thương, nói chuyện khó khăn, khản tiếng và hơi thở có mùi hôi gây khó chịu…

quan he lanh m nh giup phong chong benh sui mao ga 2 2

Sùi mào gà ở lưỡi  điều trị được không?

Lưỡi là nơi môi trường ẩm ướt nên sùi mào gà ở vị trí này sẽ khó điều trị hơn so với những nốt sùi ngoài da. Biểu hiện sùi mào gà ở lưỡi thường xuất hiện rời rạc và dễ gây nhầm lẫn nên bệnh nhân thường mang tâm lý chủ quan và không điều trị bệnh sớm. 

Nếu bạn đã từng quan hệ tình dục bằng đường miệng và thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường đặc biệt ở lưỡi thì cần chủ động quan sát và theo dõi mỗi ngày. Khi thấy có các nốt mụn bất thường thì cần nhanh chóng đến bệnh viện sớm, để được bác sĩ thăm khám và đưa ra cách xử lý kịp thời.

sui mao ga o luoi 7

Phương pháp điều trị sùi mào gà ở lưỡi như thế nào? 

Để điều trị sùi mào gà ở lưỡi hiện nay các bác sĩ thường sẽ áp dụng các phương pháp như: Nội khoa (thuốc uống và thuốc bôi các nốt sùi) hay kỹ thuật ngoại khoa (đốt điện, đốt laser, áp lạnh, ALA-PDT).

Lựa chọn phương pháp nào sẽ dựa vào tình trạng bệnh, vị trí nốt sùi… để giúp bệnh có thể điều trị nhanh hiệu quả và ngăn việc tái phát.

Dùng thuốc

Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà này áp dụng cho các bệnh nhân đang có các nốt sùi còn nhỏ. Hiện tại đang có 2 dạng đó là thuốc uống và thuốc bôi, tuy nhiên chỉ được bôi ở môi. Thuốc hiện tại ko thể tiêu diệt tận gốc mầm bệnh mà chỉ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển, lây lan của vi rút.

Phương pháp áp lạnh, đốt laser và đốt điện

Kỹ thuật ngoại khoa này thường đc bác sĩ chỉ định áp dụng cho các  trường hợp các nốt sùi mào gà đã có kích thước lớn, đã bắt đầu lan ra diện rộng. Nhược điểm của các phương pháp này là gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh, khó thể điều trị tận gốc, lâu lành vết thương và thường để lại sẹo cho người bệnh.

Công nghệ ALA – PDT hiện đại

Công nghệ ALA-PDT là 1 trong những công nghệ tiên tiến trong điều trị sùi mào gà ở lưỡi. Cách này khắc phục đc hầu hết những nhược điểm của các phương pháp kể trên như: Tiêu diệt “tận gốc” vi rút HPV, không gây đau đớn, kích thích tái tạo tế bào, không để lại sẹo và giúp mau lành vết thương. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%