Search
Close this search box.

Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh lậu mãn tính

Xem nhanh nội dung

Việc điều trị bệnh lậu mãn tính là rất cần thiết vì đây là giai đoạn bệnh đã chuyển nặng. Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh lậu lâu năm đều chuyển sang giai đoạn mãn tính. Vì vậy, việc tìm ra phương pháp chữa trị dứt điểm bệnh lậu mãn tính là điều tối quan trọng. Chữa bệnh lậu giai đoạn mãn tính như thế nào thì hãy cùng Galant tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Bệnh lậu mãn tính là gì?

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, tỷ lệ lây nhiễm bệnh lậu ở nam giới là từ 40 – 50% sau khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu. Ngược lại, tỷ lệ nữ giới bị lây nhiễm từ nam giới khá cao, lên đến 60 – 80%. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh lậu mãn tính thường không có các triệu chứng điển hình nên khi điều trị hầu hết đều đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Do đó, việc điều trị bệnh lậu mãn tính rất khó và phức tạp.  

Bệnh lậu là bệnh lây nhiễm bằng đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên. Các cặp vợ chồng là đối tượng hay mắc phải bệnh lậu, nhất là lứa tuổi đang sinh hoạt tình dục mạnh. Căn bệnh này có thể lây truyền từ mẹ sang con qua đường âm đạo của mẹ. 

Giai đoạn đầu của bệnh lậu được gọi là bệnh lậu cấp tính, các triệu chứng của nó bao gồm tiểu buốt, tiểu ra mủ,… Trong trường hợp này, việc thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhanh khỏi. Bệnh lậu cấp tính về lâu dài sẽ trở thành bệnh lậu mãn tính, chúng sẽ nguy hiểm và việc điều trị sẽ lâu hơn do bệnh đã tiến triển nặng và dễ tái phát. 

Nếu bệnh lậu mãn tính không được điều trị sớm, song cầu khuẩn lậu có thể sinh sôi và gây tổn thương cho bộ phận sinh dục và khả năng sinh sản của bệnh nhân. Đối với người mắc bệnh lậu mãn tính, người thân của họ có nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn trong QHTD hoặc sinh hoạt hàng ngày.

benh lau man tinh la benh gi

Bệnh lậu mãn tính là bệnh gì?

Triệu chứng bệnh lậu mãn tính

Mắc bệnh lậu bao lâu thì chuyển sang giai đoạn mãn tính là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Về vấn đề này, các chuyên gia cho biết bệnh lậu nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ chuyển sang mãn tính sau 1 tháng.

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

  • Khó tiểu nhẹ, tiểu buốt, tiểu nhiều lần hoặc nổi hạch ở bẹn là những triệu chứng thường gặp ở nam giới mắc bệnh lậu mãn tính. Thường có cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc kèm theo mủ đặc màu trắng, vàng dính ở đầu dương vật.
  • Nam giới thường có cảm giác đau khi dương vật cương cứng và bị xuất tinh vào ban đêm.
  • Sưng niệu đạo, thường có mủ như nhựa chuối chảy ra từ lỗ tiểu, nhất là vào sáng sớm.
  • Các triệu chứng thường đi kèm theo như: đau lưng, mất cảm giác bộ phận sinh dục và có máu trong tinh dịch.

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Các triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới thường không rõ ràng, hầu hết không có biểu hiện gì bất thường, chỉ một số ít bệnh nhân ra khí hư màu vàng hoặc mất cảm giác ở cơ quan sinh dục. Vì vậy, chị em cần quan tâm đến sức khỏe của bản thân để sớm phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lậu. 

Một số triệu chứng của phụ nữ mắc bệnh lậu mãn tính bao gồm:

  • Xuất dịch âm đạo bất thường, màu trắng hoặc vàng nhạt 
  • Người bệnh thấy đau buốt khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục. 
  • Người bệnh thường đau bụng, đau lưng, một số trường hợp nặng có biểu hiện sốt cao. 
  • Chảy máu âm đạo bất thường khi không hành kinh 

Bệnh lậu mãn tính ở nữ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe của bệnh nhân. Như: viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, chửa ngoài tử cung, vô sinh,…

cac trieu chung benh lau man tinh pho bien o nu gioi

Các triệu chứng bệnh lậu mãn tính phổ biến ở nữ giới

>>> xét nghiệm bệnh lậu tại nhà bằng que thử bệnh lậu

>>> chữa bệnh lậu hết bao nhiêu tiền? chi phí xét nghiệm ra sao?

Bệnh lậu mãn tính có chữa được không?

Bệnh lậu giai đoạn mãn tính có chữa được không?

Bệnh lậu mãn tính thường không được chữa khỏi hẳn nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì nguy cơ tái phát rất cao. Vì vậy, các nguyên tắc điều trị sau đây bạn cần nắm vững: 

  • Điều trị theo chỉ định của bác sĩ, lựa chọn kháng sinh dựa trên kết quả kháng sinh đồ của người bệnh.
  • Khi chồng hoặc vợ bị nhiễm bệnh lậu thì cả hai nên được thăm khám và điều trị. 
  • Ở bệnh lậu mãn tính, hầu hết bệnh nhân đều bị tổn thương đường sinh dục – tiết niệu nên trong quá trình điều trị người bệnh lậu cần phải nghỉ ngơi nhiều. Đồng thời tránh cưỡi ngựa, đi xe đạp, chạy nhảy để phòng sang chấn tiết niệu và bộ phận sinh dục nặng hơn.
  • Đồng thời điều trị các nhiễm khuẩn sau lậu do vi khuẩn liên cầu, C.trachomatis, tạp khuẩn,…
  • Khám và xét nghiệm lại định kỳ.

Điều trị lậu mãn tính bằng thuốc: Phương pháp điều trị bệnh lậu chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh, tuy nhiên cách này chỉ hiệu quả với những người mắc bệnh lậu cấp tính. Khi bệnh lậu chuyển sang giai đoạn mãn tính, thì việc điều trị bằng thuốc thường không hiệu quả, do đó người bệnh cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để nâng cao kết quả điều trị.

Bên cạnh đó, thuốc chữa bệnh lậu mãn tính chỉ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi rút gây bệnh chứ không thể làm lành các vết thương do bệnh gây ra. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì và nghiêm chỉnh thực hiện theo kế hoạch điều trị của bác sĩ để mang lại một kết quả tích cực. 

Cần lưu ý những gì khi điều trị bệnh lậu mãn tính?

  • Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh lậu mãn tính chất lượng, uy tín, có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.
  • Lựa chọn phương pháp điều trị và kỹ thuật hiện đại, tiên tiến giúp tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng, an toàn và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 
  • Việc phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, điều trị sớm và làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách chính xác sẽ tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống lại sự tấn công của vi khuẩn có hại. 
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục sẽ hạn chế tối đa việc lây lan bệnh lậu cho người khác. 
  • Khi nghi ngờ mắc bệnh lậu cần đi khám sớm để hạn chế tối đa những biến chứng do lây nhiễm vi khuẩn lậu cầu có thể xảy ra.

nen lua chon dia chi phong kham uy tin de kham va chua benh lau man tinh

Nên lựa chọn địa chỉ phòng khám uy tín để khám và chữa bệnh lậu mãn tính

Bệnh lậu mãn tính khi nào cần điều trị?

Khi người bệnh có các biểu hiện của bệnh lậu thì không nên tự ý mua thuốc điều trị để tránh tình trạng kháng thuốc, viêm nhiễm tại nhà. Khi có dấu hiệu của bệnh lậu mãn tính, thì tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. 

Các biến chứng của bệnh lậu mãn tính cần được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt:

  • Dịch âm đạo bất thường có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, có mủ 
  • Ngứa và đau buốt khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu 
  • Chảy máu âm đạo thường xuyên 
  • Bệnh nhân mắc bệnh lậu có thể sốt cao, đau cột sống, đau bụng.
  • Hậu môn ngứa, đau nhức, đau khi đại tiện 

Đặc biệt là chị em phụ nữ khi có những dấu hiệu bất thường ở vùng kín cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Bệnh lậu mãn tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, có thể lây nhiễm từ mẹ sang con khi mang thai, dẫn đến vô sinh, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung,…

Điều trị bệnh lậu mãn tính có phác đồ như thế nào?

Bạn nên lựa chọn các phòng khám, cơ sở y tế uy tín khi tiến hành điều trị bệnh lậu mãn tính để các bác sĩ đưa ra phác đồ thích hợp để điều trị bệnh triệt để cho người bệnh. Các bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện bệnh và thông qua các xét nghiệm chẩn đoán 

  • Nhuộm Gram để nhận thấy song cầu Gram âm trong bạch cầu 
  • Làm kháng sinh đồ bằng cách nuôi cấy vi khuẩn lậu cầu
  • PCR 
  • Xét nghiệm phân biệt với giang mai, nhiễm trùng roi, HIV

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị bệnh lậu mãn tính hiệu quả, phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. 

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh lậu mãn tính. Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của mỗi người, giai đoạn bệnh lậu. Nếu đang trong thời gian ủ bệnh hoặc các triệu chứng còn nhẹ thì có thể sử dụng thuốc tây y hoặc đông y để điều trị và giảm thiểu các triệu chứng đau và ngứa ngáy.

Điều trị bệnh lậu mãn tính bằng kháng sinh

Dựa theo tình trạng khám mà bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Thường sẽ là các loại thuốc kháng sinh, giúp giảm nhanh các triệu chứng, chẳng hạn như: 

  • Tetrcyclin 500mg: uống 4 lần/ ngày, uống liên tục trong 7 ngày.
  • Azithromyclin 1g: uống liều duy nhất
  • Doxycyclin 100mg: uống 2 lần/ ngày, sử dụng liên tục trong 7 ngày.
  • Erythromycin 500mg: uống 4 lần/ ngày, uống liên tục trong 7 ngày.
  • Clarithromycin 250mg: uống 2 lần/ ngày, sử dụng liên tục trong 7 ngày.

Tuy nhiên, đối với trường hợp bệnh lậu mãn tính có biến chứng thì cần điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp. Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa biến chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc.  

  • Trong trường hợp có biến chứng sinh dục tiết niệu, sử dụng kết hợp ceftriaxone 1g với mỗi ngày uống 5 lần và dùng liên tục trong 7 ngày. 
  • Đối với người bệnh chữa nội trú, sử dụng Ceftriaxon 2g/ngày và uống liên tục từ 10 đến 14 ngày để tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. 

thuoc khang sinh co tac dung chua benh lau man tinh hieu qua

Thuốc kháng sinh có tác dụng chữa bệnh lậu mãn tính hiệu quả

Điều trị bệnh lậu mãn tính kết hợp đông y và trị liệu

Chữa bệnh lậu mãn tính bằng thuốc có thể ngăn chặn virus phát triển và giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. 

  • Chữa bệnh bằng thuốc Đông y: thời gian điều trị lâu dài, không tác dụng phụ, an toàn và lành tính. Thuốc đông y sẽ giúp tăng sức đề kháng, , hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật. 
  • Chữa bệnh qua vật lý trị liệu: tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng diệt khuẩn, kích thích tế bào mới phát triển. Không những vậy, phương pháp chữa bệnh này còn có thể tác động chính xác vào trung tâm ổ bệnh, giúp quá trình tiêu diệt vi khuẩn diễn ra nhanh hơn.

Kết hợp điều trị tại nhà 

Để hỗ trợ chữa bệnh lậu mãn tính hiệu quả và tránh nguy cơ tái phát, bệnh nhân cần kết hợp chăm sóc bản thân tại nhà và tuân thủ những lưu ý dưới đây.  

  • Xây dựng chế độ ăn uống điều độ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, nên bổ sung dinh dưỡng và tập thể dục hàng ngày để tránh vi khuẩn tấn công.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tốt nhất là sử dụng các vật dụng cá nhân riêng biệt để tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Bên cạnh đó, chú ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và vùng nhiễm bệnh.
  • Không QHTD trong thời gian điều trị bệnh lậu. Nên dừng quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn và sử dụng các biện pháp an toàn trong khi quan hệ để không ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Nên lựa chọn địa chỉ khám và điều trị bệnh lậu uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn. Cơ sở vật chất và trang thiết bị ở đó phải được đầu tư tiên tiến, hiện đại để giúp quy trình đạt hiệu quả cao.
  • Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và không tự ý thay đổi liều lượng, thuốc điều trị bệnh lậu khi chưa có sự cho phép.
  • Khi mắc bệnh lậu, bạn nên điều trị cùng lúc cho cả đối tác để tránh nguy cơ lây nhiễm và tái phát sau điều trị.

chua benh lau ket hop cham soc tai nha de giam nguy co lay nhiem

Chữa bệnh lậu kết hợp chăm sóc tại nhà để giảm nguy cơ lây nhiễm

Tóm lại, việc điều trị bệnh lậu mãn tính sẽ mất nhiều thời gian, phức tạp và cũng có nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc chữa bệnh sớm là rất quan trọng. Phòng khám đa khoa Galant sẽ giúp bạn chữa khỏi bệnh lậu hoàn toàn, hãy nhanh chóng gọi đến số hotline 0943 108 138 hoặc 0976 856 463 hoặc 0901 386 618 để đặt lịch khám bệnh. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%