Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây không?

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong các nước đang phát triển. Thông thường, ung thư không phải là một bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung là một ngoại lệ, vì nó có thể được truyền nhiễm qua virus HPV.

Khái niệm về ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư phát triển trong các tế bào của cổ tử cung – phần niêm mạc ở phía dưới của tử cung nối với âm đạo. Chủ yếu tác động đến phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 45 và liên quan đến một loại virus gọi là HPV, được lây truyền thông qua quan hệ tình dục. Mặc dù phần lớn cơ thể phụ nữ có khả năng chống lại nhiễm HPV, tuy nhiên đôi khi virus HPV vẫn có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn hút thuốc, đã sinh nhiều con, sử dụng thuốc tránh thai trong một thời gian dài hoặc nhiễm HIV.

Dấu hiệu khi bị ung thư cổ tử cung

Các triệu chứng dễ gặp khi bị ung thư cổ tử cung bao gồm:

  1. Chảy máu âm đạo bất thường, thường xảy ra giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục, sau mãn kinh.
  2. Ra dịch âm đạo không bình thường: Ban đầu ít, sau đó tăng dần, có thể là loãng hoặc nhầy, trắng đục hoặc lẫn máu nhầy như máu cá, và lâu ngày có mùi hôi.
  3. Đau sau quan hệ tình dục: Có đau sau khi quan hệ tình dục, đau vùng chậu, hoặc lên cơn đau âm ỉ, và thường xuyên hơn, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tháng.
  4. Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt ra nhiều hơn và kéo dài hơn bình thường, có thể có tình trạng rong kinh.
  5. Khó chịu khi tiểu: Cảm thấy khó chịu khi tiểu, tiểu gắt buốt, tiểu khó, lắt nhắt, đôi khi có máu kèm theo, và không tự chủ được.
  6. Giảm cân không rõ nguyên nhân, thường xảy ra ở giai đoạn muộn, sụt cân cho thấy bệnh đang tiến xa.
  7. Mệt mỏi liên tục, cảm giác thiếu năng lượng và suy giảm miễn dịch, dù đã nghỉ ngơi.
  8. Cuối cùng là đau chân, bởi vì khi khối ung thư lan rộng thì có thể gây tắc nghẽn dòng máu, dẫn đến sưng và đau chân.

Ung thư cổ tử cung có lây không? Có di truyền từ mẹ sang con không?

Mặc dù ung thư cổ tử cung không phải là bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lây lan, nhưng virus HPV là loại virus liên quan đến hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung lại là một loại virus truyền nhiễm. Do đó nếu đang mắc virus HPV nguy cơ lây nhiễm vẫn tồn tại. Virus HPV có thể lây qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung đồ lót và tiếp xúc trực tiếp qua da. Các yếu tố như quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, sinh đẻ nhiều, hút thuốc lá, sử dụng thuốc tránh thai và stress có thể tăng nguy cơ mắc virus HPV.

Ung thư cổ tử cung thường không được di truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy nếu mẹ mắc ung thư cổ tử cung thì con có khả năng mắc bệnh này cao hơn so với bình thường.

Một số yếu tố làm tăng khả năng bị ung thư cổ tử cung

Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn hoặc hoạt động tình dục sớm.
  • Hút thuốc: Điều này đã được chứng minh là có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác.
  • Sự suy yếu của hệ thống miễn dịch: Những người nhiễm HIV hoặc AIDS và những người đã phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể dễ bị mắc ung thư cổ tử cung.
  • Sử dụng lâu dài một số loại thuốc tránh thai thông thường có thể làm tăng nguy cơ cho phụ nữ.
  • Nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như chlamydia, lậu và giang mai cũng có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.
  • Tình trạng kinh tế xã hội: Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung thường cao hơn ở những khu vực có thu nhập thấp.

>> Xem thêm:LÀM XÉT NGHIỆM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VỚI NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÀO?

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Xét nghiệm HIV – Giang mai – Lậu – Viêm gan B & C