Search
Close this search box.

Làm thế nào với bệnh sùi mào gà khi mang thai?

Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội phổ biến nhưng ít nguy hiểm hơn so với HIV/AIDS, lậu hay giang mai. Bệnh gây ra bởi virus HPV với tổng lên đến 200 loại, trong đó có 40 loại gây bệnh ở cơ quan sinh dục, da, niêm mạc. Không chỉ người thường, phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này. Vậy sùi mào gà khi mang thai có gây nguy hiểm cho thai nhi? Cơ hội chữa dứt điểm thế nào?

Bị sùi mào gà có con được không?

Bị sùi mào gà có mang thai được không? Đây là băn khoăn lớn nhất của phái nữ khi vô tình mắc phải căn bệnh này. Với những loại bệnh xã hội khác, việc mang thai sau khi mắc bệnh là không thể. Nguyên do là bộ phận sinh dục bị tổn thương, gây đau đớn khi ân ái. Mặt khác chúng có khả năng lây nhiễm nhanh sang thai nhi, khiến bé dễ chết lưu, sinh non hay mang bệnh sau sinh.

Bị sùi mào gà có con được không?

Vì là bệnh xã hội, không sinh được con khi mắc sùi mào gà trở thành lo ngại lớn nhất của các chị em. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, mang khai khi mắc bệnh sùi mào gà là có thể. Khác với những loại bệnh xã hội khác, virus HPV gây bệnh không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nguy cơ bé nhiễm bệnh cũng là rất thấp.

Khi có dấu hiệu bệnh và đi xét nghiệm, mẹ sẽ biết được mức độ và loại virus mình đang mắc phải. Trường hợp trong cơ thể có chứa những loại virus HPV nguy hiểm, có thể gây hại và tiềm ẩn nguy cơ ung thư cổ tử cung thì các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương án phù hợp cho mẹ bầu. Một số trường hợp, người bệnh sẽ thay đổi và tăng mô tử cung dẫn đến nguy cơ bị chuyển dạ sớm.

Ngược lại, nếu sức khỏe tốt, phát hiện bệnh sớm thì việc mang thai và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh là hoàn toàn có thể. Để chắc chắn hơn, bạn cần đi khám và tham vấn từ bác sĩ.

Sùi mào gà khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe mẹ và bé?

Sùi mào gà không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng không mang đến ảnh hưởng tiêu cực cho mẹ và bé. Thực tế, bị sùi mào gà khi mang thai khiến nguy cơ ung thư cổ tử cung ở nữ giới tăng cao. Rõ ràng, việc chủ quan và để sùi mào gà ở phụ nữ mang thai lây lan mạnh đều có những rủi ro nhất định.

Sùi mào gà khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe mẹ và bé?

Tác hại đến thai phụ

Bệnh sùi mào gà rất dễ lây lan khi người bệnh tiếp xúc thân mật với người khác. Khi nhiễm virus HPV ở mức độ nhẹ, bạn gần như không biết bản thân mắc bệnh. Chính điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh ra cộng đồng khi người bệnh quan hệ hay vô tình dùng chung đồ cá nhân, để máu tiếp xúc vết thương hở của người khác.

Khi bệnh diễn biến nặng, vùng kín của thai phụ sẽ xuất hiện những nốt sần sùi lớn. Khi đi lại, bạn cảm nhận rõ được sự khó chịu, cơn đau âm ỉ, dai dẳng. Cơ quan sinh dục lâu dần cũng có dấu hiệu bị phù nề, sưng tấy. Với phụ nữ mang thai, nguy cơ cổ tử cung ung thư có thể xảy ra bất cứ khi nào nếu không điều trị dứt điểm.

Ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe của thai phụ

Sùi mào gà khi mang thai ở nữ giới có tốc độ lan rộng khá nhanh. Sự phát triển của chúng trực tiếp phá hủy các mô khiến việc sinh nở trở nên khó khăn. Đó là lý do vì sao nếu phát hiện bệnh sớm, người mẹ có thể an tâm đến sự phát triển của con. Ngược lại, khi bệnh trở nên nghiêm trọng, rủi ro xảy thay hay sinh non gần như không thể tránh khỏi. Thậm chí bé có thể bị lây nhiễm HPV dù tỉ lệ này được đánh giá không cao bằng các bệnh xã hội khác.

Tác hại đến thai nhi

Phần lớn sùi mào gà khi mang thai không tác hại xấu đến thai nhi. Bé vẫn có thể phát triển bình thường, sinh ra lành lặn với tỉ lệ mắc bệnh thấp. Dù vậy, rủi ro vẫn có thể xảy đến nếu mẹ để bệnh trở nặng, không có phương pháp chữa trị phù hợp. Nguy hại lớn nhất chính là bé dễ sinh non hoặc lưu thai trong bụng mẹ. Vì thế mẹ luôn phải cẩn trọng dù căn bệnh không nguy hiểm nhiều như HIV, lậu hay giang mai.

Sùi mào gà khi mang thai có những triệu chứng gì?

Sùi mào gà còn được gọi với cái tên khác là mụn cóc. So với người bình thường, tình trạng phát triển nốt ở phụ nữ mang thai thường nhanh hơn. Bạn dễ nhận biết bản thân có bị sùi mào gà hay không qua những dấu hiệu nhận biết là:

Sùi mào gà khi mang thai có những triệu chứng gì?

  • Ở bộ phận sinh dụng xuất hiện những nốt sần nhỏ có màu xám

  • Các mụn nhọt nổi lên, nằm sát nhau tạo vảy, có hình như một bông súp lơ

  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thẩm chí là đau rát ở cơ quan sinh dục

  • Khi quan hệ ân ái dễ gặp tình trạng chảy máu từ các nốt sần này. Tùy vào hocmon của người bệnh mà các ổ mụn cóc có thể nhân lên và lan rộng hơn. Bệnh tình càng trở nặng, mụn cóc càng to và có thể làm tắc nghẽn âm đạo. Đối với trường hợp này, bác sĩ buộc phải làm phẫu thuật để loại bỏ ổ mụn, đảm bảo thuận lợi cho sự chào đời của bé.

  • Khi nhận thấy dấu hiệu bị sùi mào gà, bạn không cần quá lo lắng vì bé thường sẽ không chịu ảnh hưởng xấu nào. Điều cần làm là bạn nên khám chữ và tiến hành điều trị theo yêu cầu của bác sĩ. Điều này giúp phòng tránh rủi ro, dù là rất hiếm, nguy cơ bé bị lây nhiễm. Đặc điểm, thời điểm mang bầu đến tháng thứ 8 rất nhạy cảm vì nguy cơ thai phụ bội nhiễm cao, dễ mắc bệnh nên có thể ảnh hưởng xấu đến bé.

Điều trị sùi mào gà khi mang thai

Tùy vào từng giai đoạn bệnh của mẹ bầu mà sẽ có các phương pháp trị liệu khác nhau. Nếu trong giai đoạn mang thai bệnh không quá nặng, không đe dọa đến thai nhi thì bác sĩ sẽ đề nghị đẩy lùi việc trị liệu sau sinh. Tuy nhiên nếu bệnh sùi mào gà có xu hướng nghiêm trọng, nhiều nốt sần lớn, lan rộng thì buộc phải tìm cách điều trị.

Điều trị sùi mào gà khi mang thai

Tuy là một căn bệnh dễ thở hơn so với HIV/AIDS, giang mai nhưng sùi mào gà không hề có thuốc đặc trị. Hiện nay trên thị trường chỉ mới khả dụng loại thuốc giúp các mụn cóc mờ đi mà thôi. Sở dĩ các bà mẹ mang thai bị sùi mào gà nên điều trị sau sinh vì những loại thuốc này không tốt cho thai phụ.

Trường hợp bắt buộc phải loại bỏ sùi mào gà khi người bệnh đang mang thai thì có những các là:

  • Dùng khí nito lỏng để đóng băng mụn cóc với trường hợp bệnh không quá nặng. Đây là hình thức chữa bệnh truyền thống mang lại hiệu quả cao và an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên quá trình điều trị sẽ rất đau đớn.

  • Phẫu thuật chuyên sâu nhằm loại bỏ mụn cóc

  • Đốt cháy mụn cóc bằng laser trong trường hợp người bệnh nhiễm nặng. Các tia laser này có thể đi sâu vào những vùng kín, loại bỏ hoàn toàn những u nhú và ổ virut bên trong mẹ bầu. Phương pháp này cần thực hiện khoảng 3 lần và cách khoảng 2 tuần mỗi lần.

Phương pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà có thể lây qua nhiều con đường khác nhau không chỉ riêng tình dục. Vì thế, để bảo vệ tốt bản thân và thai nhi, các mẹ bầu cần lưu ý những phương pháp phòng tránh bệnh căn bản là:

Phương pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà

  • Chủ động tìm hiểu và có kiến thức căn ảnh về bệnh sùi mào gà: từ dấu hiệu, triệu chứng, con đường lây truyền đến các phòng chống.

  • Quan hệ tình dục thủy chung, thành thật với nhau về tình trạng sức khỏe và không nên trải nghiệm các dịch vụ “ăn bánh trả tiền”

  • Trường hợp bản thân mắc bệnh thì không nên quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm. Kể từ khi khỏi bệnh, trong 6 tháng đầu cần dùng các biện pháp an toàn khi quan hệ

  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác. Tiểu biểu có thể kể đến các đồ dùng hàng ngày như: bàn chải đánh răng, đồ lót, cốc uống nước, …

  • Chủ đồng tiêm phòng vắc xin để giảm nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, thời gian hiệu quả của loại vắc xin tiêm phòng này có thể kéo dài lên tới 30 năm. Vì chưa có phương pháp đặc trị sùi mào gà hoàn toàn nên việc tiêm phòng HPV là cực kỳ cần thiết.

Vai trò của vacxin trong dự phòng HPV

Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà. Đây là một nhóm virus với hơn 200 loại và có tới 40 loại gây ra các bệnh lây lan qua đường tình dục. Tiêm phòng HPV được khuyến cáo với mọi chị em phụ nữ nhằm nâng cao khả năng phòng chống bệnh lý, tránh nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung và các bệnh sinh lý khác.

Vai trò của vacxin trong dự phòng HPV

Để có một tương lai an toàn, bạn nên tiêm phòng HPV ngay khi còn nhỏ. Thậm chí, trong thời kỳ mang thai, bạn cũng có thể an tâm tiêm chủng. Các số liệu báo cáo cho thấy vacxin không gây hại đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi. Tuy nhiên, để an tâm hơn, bạn có thể chọn tiêm sau sinh.

Tiêm phòng HPV giúp bạn giảm nguy cơ mắc sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, thuận lợi trong sinh đẻ và có sức khỏe tốt. Vì thế, một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp phòng chống sùi mào gà khi mang thai chính là tiêm phòng. Để được tư vấn chi tiết về bệnh lý, thăm khám điều trị hay tiêm chủng, bạn có thể ghé đến Galant để được tư vấn cụ thể hơn.

Xem thêm: BỆNH SÙI MÀO GÀ NHẸ CÓ NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NÀO?

>>>Top 5 địa chỉ khám chữa bệnh sùi mào gà ở TPHCM uy tín

>>>Mua thuốc tây chữa bệnh sùi mào gà ở đâu uy tín?

 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%