Sùi mào gà là bệnh phổ biến hiện anh chúng có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của cả nam và nữ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên bệnh sùi mào gà ở nữ rất khó phát hiện và quá trình điều trị cũng sẽ lâu hơn ơ nam giới. Vậy bệnh sùi mào gà ở nữ là bệnh gì? Và những nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà ở nữ? Hãy cùng mình tìm hiểu những vấn đề này trong bài việt hôm nay nhé.
Vậy bệnh sùi mào gà ở nữ là bệnh gì?
bệnh sùi mào gà ở nữ là mụn cóc có xuất hiện trên bộ phận sinh dục của nữ giới. Bệnh này do virus Human Papilloma Virus còn được gọi là HPV gây ra. Hiện tại, HPV có đến 100 chủng và HPV-6 và HPV-11 là chủng gây bệnh sùi mào gà trực tiếp ở nữ giới.
Bệnh sùi mào gà chủ yếu lây nhiễm từ con đường quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, virus cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp. Mụn cóc sinh dục thường là những nốt sùi nhỏ hoặc có hình dạng giống như hoa súp lơ. Chúng thường rất nhỏ và hầu chúng rất khó nhìn thấy bằng mắt thường.
xem thêm: NHỮNG CÁCH ĐIỀU TRỊ BÊNH VÀ BỆNH SÙI MÀO GÀ CÓ CHỮA DỨT ĐIỂM ĐƯỢC KHÔNG?
Những triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ
bệnh sùi mào gà ở người phụ nữ không có triệu chứng đau hoặc ngứa. và rất khó khăn phát hiện vì diễn biến thầm lặng của chúng. Sùi mào gà là những u nhú sần sùi, có màu hồng, mềm, có cuống, mọc trên các vị trí thuộc bộ phận của cơ quan sinh dục nữ như âm đạo, âm hộ hay là cổ tử cung hoặc vùng hậu môn. Và chỉ khi xuất hiện thì người phụ nữ mới có thể nhận biết được.
Những nguyên nhân mắc bệnh sùi mào gà ở nữ
– Việc quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây truyền bệnh sùi mào gà phổ biến nhất lên tới 90% trường hợp bị lây nhiễm từ con đường này. Ngoài ra bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm qua việc quan hệ tình dục bằng miệng hoặc thực hiện quan hệ qua đường hậu môn.
– Nếu vô tình người phụ nữ bị nhiễm virus HPV trong thời kỳ mang thai thì bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con. Vi-rút có thể truyền sang thai nhi khi tiếp xúc với dây rốn, nước ối hoặc bộ phận sinh dục của em bé khi thực hiện quá trình sinh thường. Sau khi sinh, em bé cũng có nguy cơ bị nhiễm virus trong lúc bú sữa mẹ.
– Bệnh có thể lây truyền qua dịch cơ thể của người bệnh khi dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng, …với người khác hoặc vô tình tiếp xúc với vết thương hở của người khác.
Bên cạnh đó, những yếu tố sau cũng có thể xem là nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm bệnh sùi mào gà ở nữ:
Thực hiện quá trình vệ sinh bộ phận sinh dục kém, thường xuyên có thói quen để bộ phận sinh dục ẩm ướt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển.
Những giai đoạn phát triển bệnh sùi mào gà ở nữ
- Giai đoạn ủ bệnh sùi mào gà ở phụ nữ
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà được tính từ thời điểm virus HPV xâm nhập vào cơ thể và xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Thời gian ủ bệnh của mỗi người hoàn toàn không giống nhau từ 2 tháng đến 9 tháng hoặc hơn. Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh xuất hiện không rõ ràng và bệnh chưa tiến triển nặng khiến chị em phụ nữ khó nhận biết
- Giai đoạn khởi phát bệnh sùi mào gà ở nữ
Có thể chú ý đây là giai đoạn đầu của bệnh. Lúc nãy, người bị nhiễm bệnh có thể thấy những nốt mụn cóc tình dục xuất hiện ở môi lớn, môi nhỏ hoặc bên trong âm đạo hoặc nốt sần sùi trong cổ tử cung.
- Giai đoạn phát triển bệnh sùi mào gà ở nữ
Đây là giai đoạn làm diễn tiến bệnh nặng hơn, xuất hiện những triệu chứng rõ nét hơn với những nốt sùi có kích thước khá to và dày đặc. Chúng có hình dáng như mào gà hoặc bông súp lơ.
- Giai đoạn biến chứng bệnh sùi mào gà ở nữ
Đây được xem là giai đoạn cuối của bệnh sùi mào gà. Lúc này, các nốt sùi mào gà đã vỡ ra xuất hiện tình trạng chảy máu, chảy mủ và có mùi hô có nguy cơ cao trong việc nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời, hiệu quả thì cơ quan sinh dục nữ có nguy cơ bị viêm nhiễm rất cao. dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm vùng âm đạo, viêm cổ tử cung ở người phụ nữ
- Giai đoạn tái phát bệnh sùi mào gà ở nữ
Sau khi được điều trị, người phụ nữ vẫn có nguy cơ tái phát bệnh sùi mào gà trở lại nếu chồng hoặc bạn tình vẫn mắc bệnh hoặc trong cơ thể họ vẫn còn virus . Quá trình tái phát sẽ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn so với tình trạng bệnh ban đầu.
Xem thêm: NHỮNG CÁCH ĐIỀU TRỊ BÊNH VÀ BỆNH SÙI MÀO GÀ CÓ CHỮA DỨT ĐIỂM ĐƯỢC KHÔNG?
Những cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở nữ
- Hãy có thói quen sử dụng BCS khi quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh sùi mào gà và những bệnh lý khác
- Mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm: bao gồm việc khám phụ khoa và da liễu để kịp thời phát hiện và điều trị
- Có thói quen giữ gìn vệ sinh, đặc biệt là vùng cơ quan sinh dục. Mọi người cần hạn chế việc sử dụng chung đồ cá nhân với người khác.
- Và những em nhỏ từ 11 – 12 tuổi và chị em từ 13 – 26 tuổi cần chủ động thực hiện tiêm ngừa vắc-xin HPV để phòng bệnh và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.