Sùi mào gà ở trẻ em thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng như ở người trưởng thành. Tuy vậy, nếu không chữa trị kịp thời thì trẻ dễ trở thành nguồn lây lan cho người khác. Mặc dù xếp vào căn bệnh thường gặp nhưng các bậc phụ huynh vẫn nên chú ý tìm cách chữa trị sớm căn bệnh này cho trẻ.
Tổng quan về bệnh sùi mào gà ở trẻ em
Sùi mào gà nằm trong nhóm các căn bệnh xã hội. Bởi căn bệnh này lây lan qua đường tình dục không an toàn. Tuy nhiên, trẻ em bị sùi mào gà lại chủ yếu lây nhiễm qua đường tiếp xúc, truyền từ mẹ sang con. Bệnh sùi mào gà ở trẻ em gây ra một vài tổn thương trên da nhưng không quá nghiêm trọng.
Khái niệm bệnh
Về cơ bản, sùi mào gà ở trẻ em xếp vào nhóm bệnh da liễu thông thường. Trẻ nhiễm bệnh sẽ bị tổn thương bề mặt da, xuất hiện cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Căn bệnh này gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đôi chút đến sinh hoạt, khiến trẻ không thoải mái.
Xem thêm: >>>Mụn gai sinh dục nam và mụn gai sinh dục nữ xuất hiện khi nào
>>>cách chữa gai sinh dục nam tại nhà an toàn hiệu quả
Ảnh 1: Bệnh sùi mào gà ở trẻ em là căn bệnh ngoài da khá phổ biến
Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em gái dễ mắc bệnh sùi mào gà hơn trẻ em trai. Trẻ hay bị mắc bệnh trong giai đoạn từ 2 đến 8 tuổi. Thực tế, có khoảng 10% đến 20% đều là do chứng bệnh sùi mào gà gây ra.
Sùi mào gà ở mép hay ở nhiều khu vực khác trên cơ thể đều ít nhiều gây khó chịu. Tuy vậy, có đến ⅖ trẻ sẽ tự khỏi sau 24 tháng. Chính vì thế các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng nếu nhận thấy con em mắc phải bệnh sùi mào gà.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sùi mào gà ở trẻ em chính là do một loại virus có tên gọi Papillomavirus gây ra (HPV). Khi gặp điều kiện thuận lợi, virus này phát triển nhanh nhưng không dẫn đến ung thư.
Ảnh 2: Loại virus Papillomavirus gây bệnh sùi mào gà ở trẻ em
Virus HPV sở hữu DNA kép. Đến nay, người ta đã tìm ra hơn 130 chủng virus HPV. Trong đó, chủng virus chủ yếu gây bệnh ở trẻ em là HPV type 1 và HPV type 4. Hiếm gặp hơn là chủng HPV type 2 và HPV type 3, cả hai chủng virus này cũng thể gây bệnh sùi mào gà ở trẻ nhỏ.
Con đường lây nhiễm chính
Trẻ em nói chung đều có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà thông qua nhiều con đường. Chẳng hạn như:
-
Lây nhiễm qua đường tiếp xúc từ người chăm sóc như cha mẹ
-
Tự phát sinh khí tiếp xúc với vết thương hở của người nhiễm virus HPV
-
Lây từ mẹ sang bé qua quá trình sinh nở bởi virus HPV tồn tại khá nhiều tại bộ phận sinh dục
-
Lây nhiễm từ quá trình sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh
Nguyên nhân bệnh sùi mào gà ở nữ giới và nam giới và nam giới trưởng thành chủ yếu đến từ hoạt động tình dục không an toàn. Tuy nhiên, đối với trẻ em thì con đường lây nhiễm này gần như là không thể. Vì thế bạn chỉ cần quan tâm đến các con đường lây lan vừa liệt kê và tìm cách phòng tránh cho bé.
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở trẻ em
Ảnh 3: Sùi mào gà ở miệng trẻ em
Trẻ em mắc sùi mào gà sẽ xuất hiện nhiều mụn cóc trên da. Những chiếc mụn này không gây đau nhưng đôi khi vẫn gây khó chịu cho bé nếu chạm vào. Mụn cóc có thể phát triển tại nhiều vị trí kinh cơ thể. Tùy thuộc vào từng dạng bệnh, triệu chứng sẽ biểu hiện ra bên ngoài cơ thể đôi chút khác biệt.
-
Sùi mào gà thông thường: Trẻ bị mụn cóc trên một số bị chính như đầu ngón tay, bàn tay, khu vực khuỷu tay và đầu gối. Mụn có dạng hình vòm, màu sắc nâu xám và bề mặt thì hơi thô ráp kèm theo nhiều chấm đen.
-
Sùi mào gà phẳng: Đây là kiểu mụn cóc dạng phẳng, kích thước gần bằng hạt đậu. Mụn thường cóc kiểu này màu hồng, màu vàng hoặc màu nâu nhạt. Loại mụn cóc này chủ yếu xuất hiện trên mặt, khu vực cánh tay, bàn tay và đầu gối.
-
Sùi mào gà lòng bàn chân: Mụn cóc xuất hiện ở lòng bàn chân gây đau. Nếu vận động nhiều, bé sẽ thấy rất khó chịu.
-
Sùi mào gà Filiform: Dạng mụn cóc cho hình dáng tương tự như ngón tay, màu hồng. Mụn cóc Filiform chủ yếu mặc quanh khu vực miệng, mắt và mũi.
-
Mụn cóc sinh dục: Xuất hiện nhiều tại bộ phận sinh dục. Chúng tương đối mềm, bề mặt không thô ráp như nhiều loại mụn cóc khác.
Nếu người thân xung quanh bé có tiền sử mắc bệnh sùi mào gà, bạn cần chú ý theo dõi những biểu hiện bất thường xuất hiện trên da của bé. Sau đó, so sánh với một vài dấu hiệu kể trên. Trường hợp nhận thấy bé đã nhiễm sùi mào gà, bạn nên cho bé đi khám và điều trị sớm.
Cách chữa trị bệnh sùi mào gà ở trẻ em
Sùi mào gà ở trẻ em không gây biến chứng nguy hiểm như với người lớn. Đây được xếp vào căn bệnh da liễu thông thường. Có đến khoảng 40% trẻ em mắc bệnh mào gà đều tự khỏi sau 2 năm cho dù không cần điều trị.
Xem thêm: BỆNH SÙI MÀO GÀ NHẸ CÓ NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NÀO?
>>>Top 5 địa chỉ khám chữa bệnh sùi mào gà ở TPHCM uy tín
>>>Mua thuốc tây chữa bệnh sùi mào gà ở đâu uy tín?
Ảnh 4: Dùng thuốc bôi ngoài chữa trị bệnh sùi mào gà
Nhưng nếu thấy trẻ bị tình trạng mụn cóc kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bạn cần tìm cách chữa trị cho bé sớm. Hiện nay, để điều trị sùi mào gà bác sĩ có thể chỉ định một trong hai phương pháp dưới đây.
Dùng thuốc bôi
Đối với trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng thuốc bôi ngoài da Imiquimod hoặc Podophyllotoxine.
-
Imiquimod: Đây là dạng thuốc bôi, sử dụng trong giai đoạn từ 6 đến 12 tháng, tác dụng tại chỗ lên vùng da bị mụn.
-
Podophyllotoxine: Nồng độ trung bình 0.25% đến 0.5%, có hiệu quả cao nhưng không phải trẻ em nào cũng phù hợp sử dụng.
Điều trị bằng thuốc bôi ngoài da mà mặc dù đơn giản nhưng khó dứt bệnh. Trẻ sử dụng thuốc bôi ngoài da phần lớn chỉ có tác dụng tạm thời, trẻ vẫn có nguy cơ tái phát. Nhìn chung, thuốc trị sùi mào gà nam giới và nữ giới trưởng thành không giống thuốc dùng cho trẻ nhỏ. Do đó, bạn nên cho trẻ đi khám, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật bằng tia laser
So với phương điều trị bằng thuốc, phẫu thuật tia laser hệ điều chỉnh cho trường hợp nặng hơn. Cụ thể khi nhận thấy kích thước tổn thương lớn hơn 1cm, điều trị bằng thuốc không có tác dụng, bác sĩ mới khi định phẫu thuật bằng laser.
Phương pháp điều trị này sử dụng nitơ lạnh hóa lỏng, laser CO2 tiến hành cắt đốt sùi mào gà. Tuy vậy trước khi quyết định cho trẻ điều trị bằng biện pháp mổ laser, bạn nên cân nhắc kỹ nữ. Bởi một bằng tia laser thường gây đau, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ.
Một số biện pháp phòng bệnh sùi mào gà ở trẻ em
Virus HPV có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành thông qua nhiều con đường. Thời gian ủ bệnh tương đối lâu, sau vài tháng trẻ nhiễm bệnh mới xuất hiện mụn trên da. Có đến 40% trẻ mắc sùi mào gà tự khỏi sau 24 tháng. Dù không quá nguy hiểm nhưng các bậc cha mẹ vẫn nên tìm cách giúp trẻ phòng tránh căn bệnh này.
Ảnh 5: Hạn chế cho trẻ sử dụng đồ dùng cá nhân với người khác
Phần lớn trẻ bị nhiễm sùi mào gà là do tiếp xúc với bạn bè đồng trang lứa đã nhiễm bệnh, lây từ người thân. Vậy nên, trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần hướng dẫn trẻ thực hiện một số biện pháp phòng tránh dưới đây.
-
Luôn để trẻ đi dép, không để trẻ đi chân trần
-
Không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác
-
Nếu như trong gia đình có nhiễm bệnh sùi mào gà, bạn nên phun khử trùng nhà tắm
-
Tiêm vắc xin phòng virus HPV gây bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà ở trẻ em là căn bệnh khá phổ thông, không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Hy vọng từ chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách thức chữa trị bệnh sùi mào gà ở trẻ nhỏ!