Search
Close this search box.

Bệnh lậu có tái phát lại không? Đề phòng nguy cơ tái nhiễm

Xem nhanh nội dung

Bệnh lậu có tái phát lại không là một trong những câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm đến hiện nay. Những người đã điều trị khỏi bệnh lậu vẫn có nguy cơ mắc bệnh lậu trở lại nếu không tuân thủ điều trị, dùng sai thuốc, quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh,.. Vậy có những triệu chứng phát hiện bệnh lậu khi tái phát không? Làm cách nào để không lây bệnh lậu cho người khác? Trong bài viết sau đây, Galant sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Tổng quan về bệnh lậu

Trước khi trả lời cho câu hỏi bệnh lậu có tái phát lại không thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về căn bệnh này để có cái nhìn cụ thể hơn.

Bệnh lậu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Loại vi khuẩn này có thể phát triển trong cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, niệu đạo, miệng, họng, mắt và hậu môn của bệnh nhân. Các triệu chứng của bệnh lậu ở nam và nữ là khác nhau. 

nguyen nhan dan den benh lau la do vi khuan neisseria gonorrhoeae tan cong gay nen

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lậu là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae tấn công gây nên

Triệu chứng bệnh lậu 

Ở phụ nữ

Khoảng 86% phụ nữ mắc bệnh lậu không có triệu chứng gì bất thường. Một số khác có một số triệu chứng điển hình như: cổ tử cung chảy mủ vàng hoặc xanh, viêm niệu đạo, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, niệu đạo sưng đỏ, viêm nhiễm, môi nhỏ khó chịu,… Do biểu hiện âm thầm nên phần lớn phụ nữ mắc bệnh lậu thường khám muộn từ 8 – 10 tuần sau khi nhiễm trùng.

Nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn cầu lậu có thể xâm nhập vào nội mạc tử cung và từ thành cổ tử cung đi ngược lên vòi trứng gây viêm tắc vòi trứng. Các biểu hiện thường thấy như: kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới, ra máu nhiều, sốt,… 

Bên canh đó, người bệnh có khả năng bị các di chứng như: một số chức năng buồng trứng không thể phục hồi, , tử cung chảy máu bất thường, kinh nguyệt kéo dài, tắc vòi trứng,… Dẫn đến dễ mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh lậu trong thời gian dài có thể lây nhiễm sang thai nhi trong quá trình sinh nở. Trẻ sơ sinh có thể bị mù bẩm sinh, bị nhiễm trùng khớp nặng hoặc nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.

Ở nam giới

Có khoảng 55% nam giới phát triển bệnh lậu không có triệu chứng rõ ràng. Một số khi mắc phải căn bệnh này sẽ có các triệu chứng viêm niệu đạo kèm một số biểu hiện như chảy mủ trong miệng sáo, có dịch đặc, màu đục hoặc xanh, tiểu buốt, tiểu rắt,… 

Bệnh viêm niệu đạo có thể thuyên giảm hoặc tự khỏi sau 2 tuần, dù không điều trị nhưng vi khuẩn lậu vẫn tồn tại, xâm nhập vào niệu đạo sau và tuyến tiền liệt. Vi khuẩn lậu cũng có thể xâm nhập vào ống dẫn tinh, sau đó gây viêm nhiễm một hoặc cả hai tinh hoàn, làm mào tinh hoàn dễ bị sẹo, tắc ống dẫn tinh và dẫn đến vô sinh.

Nếu không được điều trị, bệnh lậu mãn tính có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, vô sinh, thậm chí tử vong.

cac trieu chung ban dau pho bien o nam gioi mac benh lau

Các triệu chứng ban đầu phổ biến ở nam giới mắc bệnh lậu

Lưu ý khi điều trị bệnh lậu

Cần chú ý những điều sau khi điều trị bệnh lậu: 

  • Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra, xét nghiệm và điều trị kịp thời;
  • Kiểm tra nguồn lây nhiễm và đồng thời điều trị cho vợ/ chồng hoặc bạn tình;
  • Điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ;
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh tuyệt đối không được quan hệ tình dục với người khác cho tới khi trị khỏi bệnh lậu. Nhằm tránh lây nhiễm cho người khác và tránh được nguy cơ bệnh lậu tái nhiễm. 

>>> bệnh lậu điều trị trong bao lâu sẽ khỏi dứt điểm?

Nguyên nhân bệnh lậu tái phát

Bệnh lậu có tái phát lại không? Câu trả lời là có. Các nhiều nguyên nhân khiến bệnh lậu có thể tái phát, như: quan hệ tình dục không an toàn, không tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc không đủ liệu,… Vậy làm thế nào để nhận biết và làm giảm nguy cơ bệnh lậu tái phát? Cùng Galant tìm hiểu sau đây.

Những biện pháp giảm khả năng bệnh lậu tái nhiễm

Để giảm nguy cơ tái phát bệnh lậu sau khi điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo các nguyên tắc được hướng dẫn sau:

  • Đi cùng với vợ/ chồng hoặc bạn tình đến cơ sở y tế đáng tin để thực hiện xét nghiệm và điều trị bệnh lậu đồng thời, nếu họ cũng mắc bệnh.
  • Sống 1 vợ và 1 chồng
  • Không sử dụng chung khăn chậu hay đồ lót với người khác
  • Thời gian dùng thuốc và liều lượng dùng cần thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh, người bệnh không nên quan hệ tình dục
  • Định kỳ tái khám sau khi điều trị để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn lậu
  • Sau khi điều trị xong và tiếp tục quan hệ tình dục trở lại, bạn nên sử dụng bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục. 

Bệnh lậu có thể điều trị khỏi tuy nhiên tỷ lệ tái phát cao nếu người bệnh không tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Vì vậy, người bệnh khi xuất hiện lại các triệu chứng bệnh lậu cần đi khám ngay và điều trị sớm. Nhằm rút ​​ngắn thời gian điều trị, trở lại cuộc sống bình thường càng sớm càng tốt, cũng như để giảm thiểu nguy cơ biến chứng khó lường.

quan he tinh duc an toan va song 1 vo 1 chong de giam nguy co benh lau tai phat

Quan hệ tình dục an toàn và sống 1 vợ 1 chồng để giảm nguy cơ bệnh lậu tái phát

Cách để nhận biết bệnh lậu có tái phát lại không 

Xét nghiệm bệnh lậu là cách chắc chắn duy nhất để biết bạn có bị bệnh lậu hay không. Điều quan trọng là không được trì hoãn việc đi xét nghiệm khi bạn nghi ngờ mình mắc bệnh này. Bên cạnh đó, việc kiểm tra sớm sẽ giúp bạn điều trị dễ dàng hơn và tránh lây nhiễm cho bất kỳ ai khác.

Đi xét nghiệm bệnh lậu ngay nếu:

  • Bạn hoặc đối tác tình dục của bạn nghĩ rằng mình đang gặp phải các triệu chứng của bệnh lậu.
  • Gần đây bạn có phát sinh quan hệ tình dục không an toàn với một người lạ. 
  • Bạn tình của bạn đã phát sinh quan hệ tình dục không an toàn với một người lạ. 
  • Khi bạn thăm khám âm đạo, bác sĩ phát hiện cổ tử cung của bạn bị viêm và tiết dịch bất thường. 
  • Bạn tình thông báo cho bạn biết họ bị bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục. 

Ngoài ra, nếu bạn bị nhiễm bệnh lậu, bạn cũng nên thực hiện xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI) khác. Đồng thời tầm soát bệnh thường xuyên, vì ngay cả khi bạn đã được điều trị khỏi bệnh lậu thì khả năng tái nhiễm trở lại của bệnh vẫn rất cao.

Vậy bệnh lậu có tự khỏi được không khi bệnh tái phát lại? Các dấu hiệu bệnh lậu ban đầu có thể tự khỏi nếu không được điều trị nhưng mầm bệnh vẫn tiếp tục phát triển trong cơ thể người bệnh. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu nhiễm lậu thì nên đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời và dứt điểm.

xet nghiem la cach nhanh nhat va an toan nhat nhan biet bi benh lau

Xét nghiệm là cách nhanh nhất và an toàn nhất nhận biết bị bệnh lậu

Những nguyên do làm bệnh lậu tái phát lại

Dùng sai thuốc

Đôi khi, việc bệnh lậu có tái phát lại không là do bạn chưa sử dụng đúng thuốc. Điều này xảy ra do bác sĩ kê đơn thuốc sai, hoặc do bạn tự tìm cách mua thuốc và chọn nhầm thuốc. Không phải tất cả các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đều do cùng một mầm bệnh gây ra. Các bệnh lý khác nhau sẽ đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau. 

Chính vì vậy, bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân gây nhiễm trùng trước khi thực hiện kê đơn thuốc kháng sinh. Đó là lý do tại sao bạn không thể dùng cho mình bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào. 

Hơn nữa, bệnh lậu là một trong những bệnh có tỷ lệ kháng thuốc, kháng kháng sinh cao nhất. Do đó, các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh lậu trước đây chưa chắc đã mang lại kết quả khả quan cho người bệnh. 

dung sai thuoc la mot trong nguyen nhan khien benh lau tai nhiem

Dùng sai thuốc là một trong nguyên nhân khiến bệnh lậu tái nhiễm

Quan hệ tình dục không kiểm soát

Điều trị thành công bệnh lậu hoặc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác (STI) không có nghĩa là bạn sẽ không bị lại. Trên thực tế, nhiều người bị nhiễm bệnh hết lần này đến lần khác vì họ quan hệ tình dục không an toàn với những người bị nhiễm bệnh khác. 

Nếu bạn đã được điều trị bệnh lậu và không muốn mắc lại bệnh này, điều tốt nhất mà bạn có thể làm là thay đổi hành vi QHTD để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Điều này có nghĩa là quan hệ tình dục an toàn, nói chuyện với bạn tình trước khi quan hệ tình dục hoặc khuyên họ đi xét nghiệm các bệnh lây nhiễm thông qua đường tình dục. 

>>> Bệnh Lậu Kiêng Những Gì?

>>> xét nghiệm bệnh lậu tại nhà bằng que thử bệnh lậu 

Làm cách nào để ngăn không lây nhiễm bệnh lậu cho người khác

Qua các phần trên, chắc hẳn bạn đã nắm được vấn đề bệnh lậu có tái phát lại không. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa bệnh lậu lây truyền cho người khác cũng như đảm bảo bản thân không tái lại bệnh.  

  • Nói với bạn tình ở hiện tại và trong quá khứ của bạn rằng bạn đang bị bệnh lậu để họ có thể được xét nghiệm và điều trị kịp thời (nếu họ cũng bị bệnh lậu).
  • Không quan hệ tình dục cho đến khi hoàn toàn khỏi hẳn bệnh.
  • Bạn tình của bạn cũng nên được điều trị trước khi quan hệ tình dục với bất kỳ ai, kể cả bạn.
  • Sau khi điều trị xong và bắt đầu quan hệ tình dục trở lại, bạn vẫn nên sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ để đảm bảo an toàn.

Bệnh lậu là một căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến và dễ chữa khỏi nên bạn đừng cảm thấy xấu hổ hay căng thẳng về nó. Bạn vừa có thể được điều trị bệnh lậu vừa tiếp tục cuộc sống như những người bình thường.

Xem Thêm

>>> khám bệnh lậu ở đâu tốt và uy tín tại tp hcm?

>>> chữa bệnh lậu hết bao nhiêu tiền? chi phí xét nghiệm ra sao?

>>> điều trị bệnh lậu và những kiến thức cơ bản mà bạn cần biết

Tóm lại, bài viết hôm nay đã giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh lậu có tái phát lại không, cũng như thông tin về nguyên nhân tái phát và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết được Phòng khám đa khoa Galant trình bày trên có thể mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích trong việc đề phòng nguy cơ tái nhiễm và phòng ngừa bệnh lậu. Hãy đến xét nghiệm tại những cơ sở y tế hoặc liên hệ ngay Phòng khám đa khoa GALANT để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%