Search
Close this search box.

Những dấu hiệu để phát hiện bệnh sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu

Sùi mào gà nam giới giai đoạn đầu có nguy hiểm không? Biểu hiện của bệnh như thế nào?… Đây là một trong rất nhiều câu hỏi đề cập tới loại bệnh lý xã hội nguy hiểm này. Để có đủ các kiến thức cần thiết cho bản thân để phòng và chữa bệnh cho mình và cho những người thân thì tốt nhất bạn đọc nên cùng chúng tôi tham khảo nội dung bài viết này. 

Bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu cụ thể là gì?

Như các bạn đã biết thì bệnh sùi mào gà trong dân gian còn được gọi là mụn cóc sinh dục. Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường sinh dục, cụ thể là việc quan hệ tình dục không an toàn. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do virus HPV gây ra và tên khoa học được gọi là Human Papilloma Virus. 

Biểu hiện của bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu

Human Papilloma Virus là một trong những chủng virus nguy hiểm. Chúng có tới hơn 40 biến thể gây ra bệnh ung thư và trong đó có tới hơn 100 biến thể các loại. Đa phần các trường hợp bị nhiễm Human Papilloma Virus ở giai đoạn đầu đều không có những biểu hiện bệnh rõ ràng nên rất khó để phát hiện. 

Thường thì giai đoạn đầu còn được gọi là giai đoạn ủ bệnh sẽ kéo dài từ 3-8 tuần và chúng tương đương khoảng 2-3 tháng. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể dựa vào 1 số các dấu hiệu sau:

  • Ở một vài vị trí sẽ xuất hiện các nốt sần, u nhú, mụn nhỏ, mềm có màu hồng nhạt và chúng có chân hoặc là cuống. Bệnh sùi mào gà nam giới giai đoạn đầu sẽ xuất hiện ở bìu, thân dương vật hoặc bao quy đầu… Còn nữ sẽ ở các vị trí như môi bé, môi lớn, âm đạo… 

  • Ngoài những tổn thương ở vị trí sinh dục nam và sinh dục nữ, bệnh sùi mào gà còn gây ra tổn thương cho nhiều vị trí khác như: Vùng miệng, họng, khoang miệng, nách, tay chân và cả hậu môn…

Vậy cụ thể nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà cụ thể là gì? Không quá khó để có câu trả lời nếu độc giả kiên nhẫn cùng chúng tôi tham khảo hết nội dung bài viết này. 

Xem thêm: BỆNH SÙI MÀO GÀ NHẸ CÓ NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NÀO?

>>>Top 5 địa chỉ khám chữa bệnh sùi mào gà ở TPHCM uy tín

>>>Mua thuốc tây chữa bệnh sùi mào gà ở đâu uy tín?

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà cho cả nam và nữ giới là gì?

Trên thực tế thì bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội nên đường lây nhiễm chủ yếu là qua đường sinh dục. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân chủ quan còn có nhiều yếu tố khách quan khác tác động nên các con đường lây nhiễm căn bệnh này cần phải kể đến đó là:

  • Còn đường đầu tiên cần nói đến chính là đường sinh dục. Cụ thể là việc quan hệ tình dục không an toàn. Theo thống kế thì có tới 90% bệnh nhân mắc sùi mào gà là qua đường lây nhiễm này. Trong các trường hợp quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn thì virus này sẽ lây nhiễm cho những vị trí kể trên một cách nhanh chóng. 

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà cho cả nam và nữ giới

  • Bệnh sùi mào gà còn có khả năng lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con. Với trường hợp người mẹ đang ở thời kỳ mang thai mà bị nhiễm virus HPV thì nguy cơ lây truyền sang con sẽ rất cao. Bởi virus này có thể truyền qua cuống rốn, qua nước ối hoặc cũng có thể là khi tiếp xúc với cơ quan sinh dục nữ của mẹ khi sinh thường. Đặc biệt, trường hợp người mẹ cho con bú thì nguy cơ lây nhiễm còn cao hơn rất nhiều. 

  • Lây nhiễm sùi mào gà nam giới giai đoạn đầu và kể cả nữ giới còn qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như: Sử dụng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt hay quần lót… Bệnh cũng có thể truyền qua vết thương hở hoặc là chất dịch nhầy của người bệnh. 

Một số triệu chứng ban đầu thường gặp khi nữ giới bị mắc sùi mào gà. 

Nếu phải phân biệt sùi mào gà nam giới giai đoạn đầu với nữ giới giai đoạn đầu thì nữ giới bao giờ cũng khó phát hiện bệnh hơn rất nhiều. Bởi thực tế thì cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp hơn so với cơ quan sinh dục nam. Hơn thế nữa, giai đoạn ủ bệnh lại kéo dài nên để phát hiện được bệnh sớm quả là một điều không mấy dễ dàng. 

Tuy nhiên, cũng không hẳn là không có giải pháp. Cụ thể, chị em có thể dựa vào 1 số các dấu hiệu sau:

Triệu chứng ban đầu thường gặp khi nữ giới bị mắc sùi mào gà

  • Sẽ xuất hiện các nốt sùi mào gà nhỏ ở vị trí môi bé, môi lớn, cổ tử cung, âm đạo và cả hậu môn… 

  • Với những trường hợp thường xuyên quan hệ bằng miệng thì các nốt sùi này còn xuất hiện ở cổ, môi, lưỡi, khoang miệng và cả cuống họng… 

  • Các nốt sùi này khi ở giai đoạn đầu đều có kích thước nhỏ. Chúng chỉ rơi vào 1-2mm. Nhìn bên ngoài sẽ thấy chúng khá mềm nhưng khi sờ sẽ có cảm giác bị khô ráp. Khi ở giai đoạn nặng bệnh các vùng vết thương sẽ lan rộng và có kích thước lớn. Chúng giống như một cái súp lơ hay một chiếc mào gà. 

  •  Ở giai đoạn đầu thì các nốt này khi mọc sẽ không gây đau hoặc là ngứa rát. Nhưng nếu bị va chạm mạnh chúng sẽ rất dễ vỡ và bị chảy máu. 

  • Đa phần những trường hợp bị sùi mào gà thì chị em sẽ cảm thấy khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục. Trường hợp nặng còn gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường. 

Các triệu chứng bị sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu 

Các triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu nếu so sánh với nữ thì dễ nhận biết hơn rất nhiều. Khi nam giới bị bệnh sẽ xuất hiện các hiện tượng sau: 

Triệu chứng bị sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu

  • Vùng da bị xuất hiện nhiều nhất các nốt sùi nhỏ chính là bộ phận sinh dục nam gồm: bao quy đầu, vùng bìu, dương vật… Ngoài ra còn xuất hiện ở nhiều vị trí khác như chân tay, hậu môn, miệng, lưỡi, vòm họng… 

  • Đa phần các nốt sùi này đều mọc đơn lẻ và nằm rải rác trên da. Chúng không gây đau hoặc gây ngứa như một số loại bệnh xã hội khác khi ở giai đoạn đầu. 

  • Cũng giống về kích thước nốt sùi mào gà xuất hiện ở nữ giới, các nốt sùi ở nam giới cũng rơi vào khoảng 1-2mm. Chúng có màu hồng và mọc đơn lẻ tại các vị trí trên da. 

Sùi mào gà khi ở giai đoạn đầu có gây ngứa không?

Một câu hỏi rất quen thuộc và được nhiều người quan tâm. Như đã chia sẻ ở trên thì bệnh sùi mào gà khi ở giai đoạn đầu sẽ không gây ngứa hoặc đau cho người bệnh. Đa phần người bệnh sẽ không để ý tới chúng vì các nốt sùi thường nằm rải rác trên da. Chỉ phát hiện ra khi người bệnh vô tình chạm phải và làm chúng bị chảy máu. 

Xem thêm: >>>Mụn gai sinh dục nam và mụn gai sinh dục nữ xuất hiện khi nào

>>>cách chữa gai sinh dục nam tại nhà an toàn hiệu quả

Sùi mào gà khi ở giai đoạn đầu có ngứa không?

Tuy nhiên, nếu bệnh xuất hiện trên những người có cơ địa ốm yếu thì bệnh sẽ phát triển rất nhanh và chuyển nặng. Người bệnh sẽ xuất hiện rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Cụ thể như các nốt sùi sẽ phát triển mạnh mẽ, chúng có khả năng liên kết với nhau và tạo thành 1 mảng lớn. 

Đối với những trường hợp này, người bệnh sẽ rất đau và có cảm giác bị ngứa rát rất khó chịu. Bệnh sẽ làm viêm nhiễm một vùng da lớn và nguy cơ bị biến chứng và ảnh hưởng tới các vùng da lân cận. Đây là điều mà các bệnh nhân cần phải lưu tâm. 

Bị sùi mào gà khi ở giai đoạn đầu có nguy hiểm không?

Với những gì đã chia sẻ ở trên thì chúng ta đều thấy rằng bệnh sùi mào gà nam giới giai đoạn đầu và cả nữ giới đều không nguy hiểm và chúng cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy mà nhiều người chủ quan và không lường hết được mức độ nguy hiểm khi bệnh tiến triển nặng hơn. 

Thực tế, với những trường hợp bị bệnh không được can thiệp sớm thì nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm là rất cao. Cụ thể là:

Bị sùi mào gà khi ở giai đoạn đầu có nguy hiểm không?

  • Các nốt sùi mào gà ở giai đoạn phát triển chúng sẽ lan rộng và có kích thước to hơn. Những vùng tổn thương này rất dễ bị trầy xước dẫn đến chảy máu khi va chạm. Nếu không vệ sinh tốt thì vết loét sẽ bị viêm sâu hơn, nặng hơn và rất khó điều trị. Đặc biệt là ở bộ phận sinh dục. 

  • Với những trường hợp bị nhiễm HPV chủng 16 hay 18 thì nguy cơ mắc ung thư sẽ rất cao. Người bệnh sẽ phải đối mặt với một số bệnh lý nguy hiểm do virus HPV gây ra như: ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư dương vật… 

Vậy với câu hỏi trên thì chúng ta có thể khẳng định rằng bệnh sùi mào gà thực sự không nguy hiểm ở giai đoạn đầu. Nhưng đây lại là thời điểm vàng để chúng ta điều trị và tránh được một số bệnh nguy hiểm khi chúng phát triển thành giai đoạn muộn hơn. 

Chẩn đoán sùi mào gà sớm quan trọng như thế nào?

Đa phần các dấu hiệu bị sùi mào gà ở giai đoạn đầu đều không rõ ràng. Người bệnh dễ hiểu nhầm thành căn bệnh khác. Chỉ với xét nghiệm thì mới xác định chính xác virus HPV có trong cơ thể. Hơn thế nữa việc xét nghiệm còn giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác mức độ mà người bệnh đang bị. 

Chẩn đoán sùi mào gà sớm quan trọng như thế nào?

Với việc chẩn đoán sùi mào gà nam giới giai đoạn đầu và cả nữ giới sẽ có các cách khác nhau. Cụ thể là:

Với nam giới

  • Việc đầu tiên là xác định xem các nốt sùi ở bộ phận sinh dục có thực sự là mụn cóc sinh dục hay không.

  • Tiếp đến là kiểm tra một số chức năng của bộ phận sinh dục và cả trực tràng.

  • Sau đó sẽ lấy dịch từ bộ phận sinh dục đem đi kiểm tra xét nghiệm bệnh lậu và bệnh chlamydia.

  • Cuối cùng là lấy máu để xét nghiệm bệnh HIV và giang mai.

Với Nữ giới

  • Đầu tiên cũng kiểm tra các nốt sùi tại có ở bộ phận sinh dục nữ thực sự có chính xác là mụn cóc sinh dục hay không.

  • Sau đó sẽ kiểm tra tổng quan từ phần trực tràng đến phần khung xương chậu.

  • Tiếp đến là lấy dịch tại bộ phận sinh dục nữ đem đi xét nghiệm virus bệnh lậu và bệnh chlamydia.

  • Không thể bỏ qua việc lấy máu xét nghiệm HIV và bệnh Giang Mai.

  • Cuối cùng sẽ làm xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV. 

Các phương pháp điều trị đối với bệnh nhân bị sùi mào gà ở giai đoạn đầu

Thường thì ở giai đoạn đầu bệnh chưa diễn biến nặng, các triệu chứng bệnh vẫn ở dạng nhẹ nên đa phần các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc đặc trị. Ưu điểm của thuốc là tác dụng nhanh và dễ sử dụng nhưng có một số loại thuốc có nhiều tác dụng phụ khiến cho người bệnh bị: Đau rát, đau nhức, phát ban, ngứa và dị ứng… 

Thuốc dùng để đặc trị cho bệnh sùi mào gà nam giới giai đoạn đầu và cả nữ giới chủ yếu sử dụng các loại thuốc sau:

Phương pháp điều trị đối với bệnh nhân bị sùi mào gà

  • Thuốc Imiquimod (Aldara): Loại thuốc được thường được chỉ định cho người lớn và cả trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Thuốc Imiquimod có tác dụng  tăng cường hệ miễn dịch tại chỗ cho người bệnh. Thuốc được dùng ngoài da, có tác dụng phụ là đỏ da, kích ứng, chai, loét, trợt, mụn nước, giảm sắc tố…

  • Thuốc Axit trichloroacetic: Đây là loại thuốc thứ 2 cũng nằm trong danh mục các loại thuốc điều trị sùi mào gà và mụn cóc. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng cho cả lĩnh vực thẩm mỹ. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là gây kích ứng da ở thể nhẹ. Khi bôi thuốc người bệnh sẽ có cảm giác đau, ngứa, rát và sưng… 

  • Thuốc Podophyllin và Podofilox: Theo phân tích thì thuốc này thực chất là 1 thứ nhựa cây. Chúng có tác dụng phá hủy các mô của nốt sùi mào gà. Tuy nhiên, loại thuốc này không sử dụng được cho thai phụ và các vị trí nhạy cảm như cơ quan sinh dục. 

  • Thuốc Interferon hoặc 5-fluorouracil: Đây là 1 dòng thuốc được dùng để tiêm cho người bệnh. Chúng có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân 1 cách tự nhiên. Giúp cho cơ thể tự có khả năng tiêu diệt được virus HPV. Loại thuốc này chỉ định áp dụng đối với các vùng tổn thương nhỏ và ít nghiêm trọng. Bởi thuốc có nhiều tác dụng phụ và vấn đề chi phí hơi cao.

Như vậy có thể thấy rằng thuốc được dùng để điều trị bệnh sùi mào gà khá đa dạng đúng không các bạn? Tuy nhiên, người bệnh cần phải chú ý là tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không được tăng hoặc giảm liều lượng. Nói chính xác là việc sử dụng thuốc phải đúng cách mới có hiệu quả cao. 

Các cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà sau quá trình điều trị

Khi bệnh sùi mào gà đã được chứa trị và hoàn thiện thì việc thăm khám, tầm soát để tránh bị tái nhiệm lại càng quan trọng. Để làm được điều này, các bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Nên bảo vệ và tăng cường sức đề kháng cho bản thân bằng cách là: Giữ vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ đặc biệt là bộ phận sinh dục phải luôn khô thoáng. 

Các cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà sau quá trình điều trị

  • Tuyệt đối không được sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác để phòng tránh bị lây nhiễm chéo bệnh sùi mào gà.

  • Đối với nữ giới cần lưu ý và giữ vệ sinh cơ thể trước và sau thời gian bị kinh nguyệt và cả thời gian thai kỳ.  

  • Cần phải có một chế độ ăn thật đảm bảo và đầy đủ dinh dưỡng. Không nên ăn các món cay nóng, hạt tiêu, ớt đặc biệt là nên tránh xa các đồ uống có cồn, chất kích thích như  bia, rượu hay cà phê…

  • Không nên quan hệ tình dục trong thời kỳ vết thương đang lành để tránh bị tái nhiễm. Khi quan hệ nên sử dụng các biện pháp an toàn để tránh gây tổn thương cho cơ quan sinh dục. 

  • Không được quan hệ tình dục với nhiều người. Bởi vì chúng rất dễ khiến người bệnh bị tái nhiễm hoặc có thể lây bệnh từ chính bạn tình. 

  • Nên giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ… Tuyệt đối không được tạo áp lực cho mình và tránh tình trạng bị căng thẳng kéo dài… 

  • Khi đã điều trị khói người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà cần phải theo dõi sức khỏe của bản thân. Đồng thời có lịch hẹn tái khám để kịp thời phát hiện sự bất thường của cơ thể. 

  • Nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức để kháng và nâng cao hệ thống miễn dịch. Bởi chỉ khi có hệ thống miễn dịch tốt thì người bệnh mới có khả năng chống lại được virus HPV.

Như vậy có thể thấy rằng sùi mào gà nam giới giai đoạn đầu hay ở cả nữ đều không quá khó để nhận biết và phân biệt đúng không nào? Chỉ cần chúng ta chú ý là có thể phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn đầu. Vậy dieu tri sui mao ga o dau tot nhat? Chúng tôi xin bật mí là phòng khám đa khoa Galant là điểm dừng chân đáng tin cậy dành cho bạn. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%