Search
Close this search box.

Cách nhận biết và điều trị bệnh sùi mào gà ở chó khó hay dễ?

Nhiều người cho rằng bệnh sùi mào gà chỉ xảy ra trên cơ thể người mà không biết rằng chúng còn có thể phát triển trên rất nhiều cá thể khác. Cụ thể chúng ta còn bắt gặp bệnh sùi mào gà ở chó là một minh chứng rất rõ ràng. Vậy bệnh có dấu hiệu như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị?… Bài viết sau sẽ giúp cho chúng ta tìm được câu trả lời chính xác. 

Bệnh sùi mào gà ở chó là gì? 

Cũng giống như bệnh sùi mào gà xảy ra trên cơ thể người, loại bệnh này cũng gặp rất nhiều ở chó, mèo và các loại thú cưng khác. Thực tế thì bệnh sùi mào gà ở chó có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Bệnh khi phát triển trên 1 cá thể chúng sẽ gây ra rất nhiều phiền toái. Khi chó bị mắc bệnh sùi mào gà thì sẽ gặp phải những dấu hiệu bệnh như sau: 

Bệnh sùi mào gà ở chó là gì?

  • Trên da và kể cả là bộ phận sinh dục hay hậu môn sẽ xuất hiện những nốt đỏ, phát ban và chúng sẽ rất ngứa. 

  • Cho bị rụng lông nhiều và hình thành nhiều mảng vảy a trên da. 

  • Ngoài ra còn xuất hiện thêm những vùng da bị tổn thương, lở loét khiến cho những chú cho cảm thấy rất khó chịu. 

  • Những vùng da sần này có thể đóng vảy hoặc xuất hiện các lớp vảy dày rất dễ bị bong tróc. 

Khi gặp phải những dấu hiệu trên ở chó thì gia chủ nên đưa thú cưng của mình đến các cơ sở thú y thăm khám để có phương án điều trị bệnh tốt nhất các bạn nhé. Bởi nếu để bệnh kéo dài chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của thú cưng mà chúng còn tiềm ẩn lây lan bệnh cho cả gia chủ. 

Xem thêm: BỆNH SÙI MÀO GÀ NHẸ CÓ NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NÀO?

>>>Top 5 địa chỉ khám chữa bệnh sùi mào gà ở TPHCM uy tín

>>>Mua thuốc tây chữa bệnh sùi mào gà ở đâu uy tín?

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở chó là gì?

Nguyên nhân chính gây bệnh là do virus virus Human papilloma virus (HPV) gây ra. Các chủng HPV khi gây bệnh sẽ gây nên rất nhiều tổn thương trên da cho chó. Chúng không chỉ xuất hiện trên niêm mạc mà còn xuất hiện cả ở vùng bán niêm mạc. 

Cách lây nhiễm chủ yếu căn bệnh này ở chó là do chúng giao phối với nhau qua đường sinh dục. Hoặc cũng có thể là do quá trình tiếp xúc ở vết thương, dịch nhầy của vết thương hay cả máu… 

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở chó

Thường thì sùi mào gà ở chó rất dễ lây nhiễm bởi đa phần chúng ta không thể kiểm soát được “người bệnh” nên việc lây nhiễm chéo sẽ rất dễ xảy ra. Vậy khi cho bị sùi mào gà thì cách điều trị như thế nào? Chúng có giống với phác đồ điều trị ở người không? Tìm hiểu nội dung tiếp theo các bạn sẽ có được câu trả lời. 

Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở chó. 

Theo như phác đồ điều trị bệnh của các cơ sở thú y thì việc xây dựng liệu trình còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của chó. Tuy nhiên, đa phần khi chó bị bệnh sùi mào gà sẽ được thực hiện theo phác đồ như sau:

  • Đầu tiên cho bị bệnh sẽ được tiêm vào phần bắp thịt gồm 2 loại thuốc đó là Lincomycin và Oxytetracycline. Về liều lượng sẽ được thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trực tiếp trên bao bì. Thường mỗi chú chó bị bệnh sẽ được tiêm 1 mũi/ngày và tiến hành tiêm liên tục trong 1 tuần. Tuy nhiên, với 2 ngày đầu sẽ tiêm 2 mũi/ ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Còn những ngày tiếp theo sẽ tiêm 1 mũi. 

Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở chó

  • Bên cạnh đó “bệnh nhân” sẽ được tiêm thêm 1 mũi vào bắp đó là thuốc Catosal 10%. Thuốc sẽ được duy trì tiêm liên tục trong 3 ngày. Lưu ý về phần liều lượng sẽ thực hiện theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Tuy nhiên, khi tiêm các bác sĩ còn phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của thú cưng thì mới đưa ra quyết định cuối cùng. 

  • Ngoài ra còn tiêm 1 mũi /ngày vào phần bắp loại thuốc Amnalgin và tiêm liên tiếp trong 3 ngày. Công dụng của loại thuốc này là hạ sốt cho chó. Cách sử dụng thuốc sùi mào gà sẽ dựa vào hướng dẫn được ghi trên bào bì các bạn nhé. 

  • Bệnh sùi mào gà ở chó còn được chỉ định tiêm thêm Cafein kết hợp với Vitamin B1 và vitamin C 1 lần/ ngày. Tiêm liên tiếp trong 1 tuần để giúp chó được tăng cường thêm sức đề kháng trong quá trình điều trị bệnh. 

  • Bên cạnh đó gia chủ còn cần phải tăng cường chất điện giải cho chó bằng cách cho uống Vitamin A, D, E, Gluco – C, Vitamin B – Complex liên tục trong 10 ngày và mỗi một ngày nên cho chó uống 3 lần.

Như vậy có thể thấy rằng bệnh sùi mào gà ở chó không hề đơn giản như nhiều người vẫn tưởng đúng không nào? Vậy để điều trị bệnh một cách dứt điểm thì phải mất bao lâu? 

Xem thêm: >>>Mụn gai sinh dục nam và mụn gai sinh dục nữ xuất hiện khi nào

>>>cách chữa gai sinh dục nam tại nhà an toàn hiệu quả

Điều trị bệnh sùi mào gà ở chó cần điều trị trong bao lâu sẽ khỏi? 

Thực tế thì việc điều trị bệnh sùi mào gà ở chó nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan. Một trong những yếu tố tác động tới thời gian điều trị bệnh cần phải nói đến đó là: 

  • Tình trạng bệnh tình của những con vật tại thời điểm được điều trị. Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, các vết thương mới chớm và chưa có dấu hiệu ăn sâu thì chắc chắn thời gian bình phục sẽ rất nhanh. Còn với những trường hợp bệnh đã nặng thì phác đồ điều trị sẽ rất phức tạp. Điều này đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian điều trị bệnh. 

  • Ngoài ra còn phụ thuộc vào thể trạng của thú cưng. Với những con vật có sức để kháng tốt thì khả năng chống chọi bệnh sẽ tốt hơn những con vật có sức để kháng yếu. Hơn thế nữa là đáp ứng được thuốc nên quá trình điều trị cũng nhanh hơn. 

  • Cuối cùng là phụ thuộc vào phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị diễn ra được nhanh chóng và thuận lợi hơn. Nói chính xác là việc các bác sĩ bắt trúng bệnh cũng rất quan trọng tời thời gian điều trị bệnh sùi mào gà ở chó

Bạn đọc nghĩ sao về những thông tin mà chúng tôi đề cập trong bài viết này? Với những gia đình nuôi nhiều thú cưng đặc biệt là chó thì việc tìm hiểu bệnh lý sùi mào gà ở chó là rất quan trọng và thiết thực đúng không các bạn? 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%