Search
Close this search box.

Bệnh sùi mào gà ở mắt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Trong suy nghĩ của nhiều người, bệnh sùi mào gà chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng. Trên thực tế, sùi mào gà có thể xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như mắt. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh sùi mào gà ở mắt như thế nào? Để biết thêm thông tin chi tiết về căn bệnh này, mọi người hãy theo dõi bài viết dưới đây của Phòng khám đa khoa Galant.

Sùi mào gà ở mắt là bệnh gì?

Sùi mào gà ở mắt là một bệnh truyền nhiễm do chính virus HPV tấn công vào niêm mạc mắt gây sự tăng sinh tế bào bất thường. Bệnh phát triển với tốc độ nhanh chóng, dễ lây nhiễm cho những người xung quanh và lây lan sang nhiều bộ phận lân cận trên cơ thể nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh sùi mào gà mắt còn gây ra nhiều nguy hiểm, tuy nhiên hiện nay vẫn còn khá nhiều người chưa hiểu hết về các dấu hiệu và biến chứng của bệnh. Hầu hết mọi người vẫn nhầm lẫn căn bệnh này với nhiều bệnh mắt khác, và các biến chứng tổn thương nặng nề sẽ xảy ra khi vi rút phát triển và lây lan.

Xem thêm: >>>Mụn gai sinh dục nam và mụn gai sinh dục nữ xuất hiện khi nào

>>>cách chữa gai sinh dục nam tại nhà an toàn hiệu quả

Sùi mào gà ở mắt xuất hiện khi virus HPV tấn công vào niêm mạc mắt

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh sùi mào gà ở mắt 

Sùi mào gà là tổn thương da và mô mềm do vi rút HPV gây ra. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến có thể ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ, trẻ em và người lớn. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như: bệnh sùi mào gà ở chim, bộ phận sinh dục, hậu môn, lưỡi, họng,… và cả sùi mào gà mắt.

Dưới đây là các đường lây truyền bệnh sùi mào gà mắt phổ biến mà bạn có thể tham khảo, chẳng hạn như:

Lây truyền qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua dẫn đến bệnh sùi mào gà. Các vết xước trên niêm mạc sinh dục khi quan hệ tình dục có thể là nguồn gốc của bệnh sùi mào gà. Nếu bạn tình của bạn mắc bệnh, quan hệ tình dục truyền thống hoặc quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn đều có thể lây bệnh.

Lây từ mẹ sang con

Phương pháp sinh thường không nên được lựa chọn nếu người mẹ mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai. Vì khi thai nhi đi qua cổ tử cung và âm đạo của người mẹ mắc bệnh sẽ tiếp xúc với vi rút HPV qua các nốt sùi mào gà. Từ đó, trẻ có thể mắc bệnh sùi mào gà mắt ngay từ khi mới sinh ra, nếu nặng hơn có thể gây mù lòa bẩm sinh.

Lây truyền qua vết thương hở

Những vết thương hở sẽ tạo điều kiện cho virus HPV xâm nhập và lây bệnh sùi mào gà. Vì khi bạn tiếp xúc với vùng vết thương, dịch tiết có chứa virus HPV, sau đó vô tình lây truyền virus vào các vết thương hoặc những vùng da nhạy cảm trên cơ thể mình. Lúc này, bạn sẽ trở thành nạn nhân của bệnh sùi mào gà.

Bệnh sùi mào gà có thể lây nhiễm thông qua các vết thương hở

Bệnh sùi mào gà ở mắt có những dấu hiệu nào?

Các triệu chứng của bệnh sùi mào gà mắt có thể xuất hiện sau thời gian ủ bệnh từ 2 đến 9 tháng, tùy theo cơ địa của mỗi người. Các đặc điểm chính nhận biết bệnh sùi mào gà ở mắt là:

  • Các nốt sùi mào gà màu hồng nhạt hoặc màu da khác nhau, mọc ở mắt, mi mắt, khóe mắt và xung quanh mắt. Trông các nốt sùi này giống như mụn thịt, mụn cóc hoặc u nhú có hoặc không có cuống.

  • Khi vô tình dụi mắt, sử dụng khăn mặt thô ráp có thể khiến mụn bị vỡ ra, chảy mủ, có mùi hôi, chảy máu và gây đau rát. Đồng thời, dịch tiết mủ còn gây tổn thương lan tỏa dưới dạng bào mòn vết loét. 

  • Những biểu hiện của bệnh sùi mào gà mắt tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến diện mạo. Từ đó, gây khó khăn trong giao tiếp và tâm lý bất ổn.

  • Sùi mào gà mắt có thể gây chảy nước mắt, cộm mắt và chảy nhiều ghèn vào buổi sáng thức dậy.

  • Bệnh nặng có thể kèm theo bội nhiễm gây viêm nhiễm, suy giảm thị lực và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm gây tổn thương cơ quan mắt.

Bị sùi mào gà ở mắt có thật sự nguy hiểm không?

Bị sùi mào gà ở mắt có thể rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, triệt để. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến thị lực và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

  • Các nốt sùi mào gà ở vùng mắt khi vỡ ra sẽ chảy mủ, tạo các vết loét trên da, gây đau nhức và viêm nhiễm vùng quanh mắt, gây khó chịu, lâu lành.

  • Các mụn sùi ở vùng mắt có thể khiến khuôn mặt mất đi tính thẩm mỹ và khiến người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp cũng như cuộc sống hàng ngày. Đôi khi bệnh nhân bị nhiều người xung quanh tránh né, không dám tiếp xúc.

  • Bệnh sùi mào gà mắt nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể ảnh hưởng đến thị lực, gây cận thị hoặc mù vĩnh viễn.

  • Phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà có nguy cơ cao truyền bệnh cho trẻ sơ sinh và dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn.

  • Trẻ sơ sinh bị sùi mào gà mắt rất dễ dẫn đến mù lòa bẩm sinh và để lại nhiều di chứng xấu cho mắt khi lớn lên. 

  • Bệnh sùi mào gà ở vùng mắt gây lo lắng, bất an, ngại giao tiếp, hạn chế tiếp xúc, ảnh hưởng lớn đến tính mạng người bệnh.

  • Bên cạnh đó, sùi mào gà còn tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào tử cung và âm đạo gây nhiễm trùng. Từ đó, giảm khả năng sinh sản ở nam lẫn nữ.

Bệnh nhân có thể bị viêm nhiễm vùng mắt nếu mắc bệnh sùi mào gà

Một số cách điều trị sùi mào gà ở mắt 

Hiện nay, nền y học hiện đại đã có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà mắt hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân, bao gồm:

Dược phẩm điều trị

Vì vùng da mắt khá nhạy cảm nên hầu như chỉ dùng thuốc uống hoặc tiêm. Nếu được kê đơn dùng thuốc bôi ngoài da, bạn chỉ nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để giảm kích ứng và tổn thương cho mắt. Các loại thuốc trị bệnh sùi mào gà có tác dụng tiêu diệt các mụn sùi nhỏ mới mọc, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể người bệnh.

Thủ thuật ngoại khoa

Hầu hết các trường hợp sùi mào gà ở mắt đều được can thiệp bằng phẫu thuật. Những biện pháp này có thể loại bỏ mụn sùi nhanh chóng và hạn chế tình trạng người bệnh trầm cảm, cảm thấy tự ti khi giao tiếp.Tuy nhiên, với sự can thiệp của phẫu thuật, bệnh vẫn có thể tái phát. Do đó, bác sĩ có thể kết hợp với một số loại thuốc kháng virus để hạn chế điều này.

Vật lý trị liệu

Phương pháp áp lạnh bằng nitơ lỏng, đốt điện là những thủ thuật để điều trị sùi mào gà mọc thành từng cụm riêng biệt và giúp tránh lây lan. Hầu hết các phương pháp rất phổ biến vì nó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và loại bỏ mụn sùi nhanh chóng.

Đốt laser

Phương pháp này sử dụng tia laser chiếu trực tiếp vào mụn sùi để loại bỏ tế bào gây bệnh. Tuy nhiên, tia laser thường gây đau đớn và có tác dụng chậm nên phải sử dụng thường xuyên.

Xem thêm: BỆNH SÙI MÀO GÀ NHẸ CÓ NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NÀO?

>>>Top 5 địa chỉ khám chữa bệnh sùi mào gà ở TPHCM uy tín

>>>Mua thuốc tây chữa bệnh sùi mào gà ở đâu uy tín?

Chữa sùi mào gà mắt nhanh chóng bằng phương pháp đốt laser

Phẫu thuật

Đây là hình thức can thiệp trực tiếp bằng cách nạo hoặc cắt bỏ nếu mụn sùi quanh mắt đã lan rộng thành một khối lớn gây chèn ép.

Liệu pháp quang động

Công nghệ là phương pháp điều trị sùi mào gà ở mắt an toàn và hiệu quả đã và đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân. ALA – PDT có ưu điểm là tỷ lệ tái phát thấp và loại bỏ mụn sùi nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên, để thực hiện thủ thuật này cần tốn khoản chi phí khá cao.

Bệnh sùi mào gà tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhưng nếu thực hiện kịp thời. Hiện nay bệnh vẫn có thể được điều trị dứt điểm một cách an toàn và hiệu quả nếu người bệnh lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa phù hợp, có bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại.

Sùi mào gà bao quy đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Nguyên nhân

Sùi mào gà bao quy đầu chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh trong khi quan hệ đã tạo điều kiện thuận virus tấn công. Tuy nhiên virus HPV cũng có thể lây nhiễm gián tiếp qua các hoạt động bình thường.

  • Tiếp xúc với da: Tay và chân trở thành vật trung gian truyền bệnh khi chúng tiếp xúc với các khu vực có dịch tiết của mầm bệnh, lây nhiễm vi rút mà không được rửa sạch và mang nó đến vùng da bao quy đầu

  • Dùng chung vật dụng cá nhân: Virus HPV “tạm trú” trong khăn tắm, khăn mặt, quần áo, chăn màn, dao cạo… Đây sẽ là nguồn lây bệnh cho những người xung quanh nếu sử dụng chung những vật dụng này với người nhiễm bệnh.

  • Sùi mào gà bẩm sinh: Nếu bệnh sùi mào gà lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở hoặc cho con bú, thì trẻ sơ sinh thường phát triển sùi mào gà sau khi mới sinh ra vài tuần.

Đâu là những nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh sùi mào gà bao quy đầu?

Triệu chứng

Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV sẽ tự biến mất mà không gây ra các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu vi rút HPV không tự biến mất, nó có thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau vài tháng hoặc vài năm sau khi nhiễm bệnh. Do đó, nam giới có thể khó biết chính xác khi nào mình bị nhiễm bệnh. Nhiễm HPV trong thời gian dài có thể gây ra sùi mào gà sinh dục, sùi mào gà ở bao quy đầu hoặc một số loại ung thư.

Sùi mào gà thường xuất hiện dưới dạng những nốt sùi nhỏ mọc rải rác hoặc thành cụm ở rãnh bao quy đầu. Nó cũng có thể phát triển xung quanh dương vật hoặc bên trong hậu môn. Các nốt sùi này có thể lớn hoặc nhỏ, nổi sần sùi hoặc nhẵn, mọc lẻ tẻ, đơn lẻ hoặc thành từng chùm như súp lơ. 

Nốt sùi có thể có màu da, nâu hoặc hồng, nếu để lâu chúng sẽ trở nên to hơn hoặc nhiều hơn, khiến nam giới cảm thấy khó chịu, đau rát, ngứa ngáy hoặc chảy máu khi QHTD. Tuy nhiên, các loại HPV gây sùi mào gà thường không gây ra bệnh ung thư.

Cách điều trị

Nhiễm virus HPV cần điều trị cẩn thận để không làm tổn thương bao quy đầu và ảnh hưởng đến chức năng sinh dục của nam giới. Vì vậy, khi nghi ngờ mắc bệnh này, nam giới không nên tự quyết định điều trị mà cần đi khám nam khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.

Hiện nay bệnh nhân có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để tiến hành điều trị sùi mào gà. Theo đó, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các loại kem bôi hoặc phẫu thuật.

Thuốc bôi bao gồm (hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng):

  • Thuốc bôi Imiquimod 

  • Thuốc bôi Fluorouracil 

  • Thuốc bôi Thiotepa

Điều trị phẫu thuật bao gồm:

  • Điều trị ngay lập tức như đốt điện, đốt laser

  • Phương pháp áp lạnh nitơ

  • Phẫu thuật xâm lấn

  • Quang động ALA – PDT

Bệnh nhân mắc sùi mào gà bao quy đầu có thể được chữa trị bằng nhiều phương pháp

Sùi mào gà ở môi: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Nguyên nhân

Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, hiện nay có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng nhiễm bệnh sùi mào gà trên môi, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, nơi niêm mạc miệng và hầu họng tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết sinh dục của người bị nhiễm virus. Từ đó virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người tiếp nhận và phát triển gây bệnh sùi mào gà trên môi, miệng, cổ họng và các nơi khác.

  • Hôn: Khi hôn ai đó bị nhiễm virus HPV, đặc biệt nếu họ có vết thương chảy máu trong miệng, có thể làm tăng khả năng bị nhiễm bệnh sùi mào gà rất nhiều.

  • Dùng chung đồ cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, cốc,… cũng là nguồn lây bệnh tiềm ẩn. Đặc biệt nếu không thực hiện các biện pháp phòng bệnh, virus sẽ khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn, suy giảm sức đề kháng.

  • Lây từ mẹ sang con: Trẻ sinh ra qua đường âm đạo của người mẹ sẽ bị nhiễm virus HPV, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà của trẻ. Và biến chứng sùi mào gà ở môi của đối tượng trẻ sơ sinh là vô cùng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực cũng như sức khỏe đời sống về sau của trẻ.

Triệu chứng

Sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 đến 9 tháng, các triệu chứng cơ bản của bệnh sùi mào gà ở môi sẽ bắt đầu xuất hiện như sau:

  • Đầu tiên có thể xuất hiện các nốt sùi ở vùng miệng, một mảng trắng hoặc đỏ ở mép môi.

  • Sau đó, bắt đầu xuất hiện nhiều nốt mụn nhỏ li ti, không ngứa, rải rác độc lập, có màu hồng, bề mặt nhẵn, mềm, không đau ở môi, miệng và cổ họng.

  • Theo thời gian, các mụn thịt này kết hợp với nhau tạo thành các mảng lớn với bề mặt thô ráp, tương tự như hình súp lơ hoặc chiếc mào gà.

  • Khi đó, mụn thịt có thể dễ dàng vỡ ra và nếu bị tác động bên ngoài cũng có thể gây chảy máu khi ăn uống hoặc khi vô tình va chạm nhẹ.

  • Bệnh sùi mào gà ở môi có thể gây tổn thương, tấy đỏ, sưng tấy vùng da trên môi dẫn đến lở loét, đau đớn.

Những dấu hiệu đặc trưng bệnh sùi mào gà ở môi

Cách điều trị

Hiện nay, bệnh sùi mào gà ở khu vực môi thường được điều trị bằng các phương pháp sau đây:

Thuốc

Sùi mào gà ở mức độ nhẹ thường được điều trị bằng các dung dịch thuốc chấm hoặc thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, không được giờ sử dụng thuốc một cách bừa bãi hoặc sử dụng không đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh sùi mào gà, nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ bệnh tái phát là tương đối cao. Một số loại thuốc để điều trị các triệu chứng của sùi mào gà bao gồm:

  • Axit trichloroacetic

  • Podophylline nồng độ 20 – 25%: Chống chỉ định cho phụ nữ có thai, ngưng sử dụng hoặc dùng ngắt quãng nếu có phản ứng.

  • Imiquimod

Các phương pháp khác

Ngoài dùng thuốc, bệnh sùi mào gà ở môi còn có thể được điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa sau:

  • Cắt laser, đốt điện, áp lạnh

  • Phương pháp IRA

Việc điều trị bệnh sùi mào gà hiện nay chủ yếu là làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát chứ hầu như không thể triệt tiêu virus hoàn toàn ra khỏi cơ thể người nhiễm bệnh.

Sùi mào gà ở họng: Triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa

Triệu Chứng

Sùi mào gà được đặc trưng bởi những biểu hiện khác nhau của ở từng giai đoạn bệnh. Cụ thể như sau:

Giai đoạn đầu 

Sau thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 9 tháng, người bệnh sùi mào gà ở họng sẽ xuất hiện những triệu chứng ban đầu. Những mảng trắng hoặc đỏ nổi lên bất thường ở hầu họng, những mụn nhỏ màu hồng có kích thước khoảng 1 – 2 mm gây đau và khó chịu khi nuốt nước bọt.

Ở giai đoạn này, người bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý nhiệt miệng và không tiến hành điều trị hoặc dùng không đúng thuốc. Điều này không chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn mà còn gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Giai đoạn sau

Ở giai đoạn sau, các nốt sùi mào gà lộ rõ, ngày càng lớn và phát triển với số lượng ngày càng nhiều. Các nốt sùi có bề mặt mềm, ẩm và thường mọc thành từng mảng như hoa mào gà hoặc súp lơ. Khi sờ vào mụn sùi hoặc ăn uống dễ bị chảy máu mủ, sang chấn và có mùi hôi khó chịu.

Bệnh nhân thường thấy cổ họng bị đau, rát khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Các nốt sùi ở cổ họng sau đó thường lây lan sang các vùng xung quanh như lưỡi, môi và miệng.

Xuất hiện các mảng đỏ bất thường ở hầu họng khi mắc sùi mào gà

Cách điều trị

Để điều trị sùi mào gà ở họng, các bác sĩ cần đánh giá vị trí, mức độ tổn thương, sức khỏe của bệnh nhân để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà như đốt lạnh, đốt laser, đốt cao tần… Nếu tổn thương lớn, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ mụn sùi để ức chế sự phát triển của nó và hạn chế các vị trí bệnh có nguy cơ ung thư. Phương pháp phẫu thuật hiện đại không gây đau đớn, hạn chế chảy máu, ảnh hưởng đến các vùng lân cận. Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường hồi phục nhanh chóng, không để lại sẹo.

Biện pháp phòng ngừa

Để phòng tránh bệnh sùi mào gà ở họng, bạn nên thực hiện các bước sau để bảo vệ sức khỏe của mình:

  • Luôn luôn quan hệ tình dục an toàn, hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng và hôn môi, và không bao giờ chạm vào khi bạn đang có vết thương hở.

  • Hạn chế quan hệ tính dục bừa bãi, chỉ nên quan hệ một vợ một chồng.

  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng, ly uống nước,… để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường của cơ thể. Nếu cần thiết bạn nên đi khám bác sĩ sản phụ khoa để có cách phòng tránh tốt nhất. 

Nên quan hệ tình dục an toàn để phòng ngừa nhiễm bệnh sùi mào gà ở hầu họng

Hy vọng bài viết được Phòng khám đa khoa Galant chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh sùi mào gà ở mắt. Vì vậy, dù thế nào bạn cũng cần nâng cao ý thức phòng bệnh ngay từ đầu và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện bệnh sớm. Ngoài ra, khi có dấu hiệu của bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách. 
CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%