Search
Close this search box.

Đã tiêm phòng HPV rồi có bị sùi mào gà không?

Virus HPV được biết đến là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của nhiều người. Nhận biết được mức độ nghiêm trọng của điều này, việc tiêm phòng vắc xin HPV sớm sẽ giúp mọi người phòng tránh được những căn bệnh nguy hiểm do virus HPV gây ra, đặc biệt là bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thắc mắc rằng tiêm phòng HPV rồi có bị sùi mào gà không? Câu trả lời sẽ được Phòng khám Galant giải đáp trong bài viết sau.

Tìm hiểu bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là bệnh gì? 

Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm do Human Papilloma Virus (HPV) gây ra, có tốc độ lây truyền nhanh chóng. Virus HPV xâm nhập vào cơ thể con người và gây ra các bệnh liên quan đến da và niêm mạc, tạo ra u nhú, nốt sùi mào gà ở các cơ quan, đặc biệt là bộ phận sinh dục hoặc đường hô hấp. Virus này cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung – một căn bệnh nguy hiểm hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. 

Như chúng ta đã biết, bệnh sùi mào gà do nhiễm virus HPV gây ra là một bệnh rất dễ lây lan. Đặc biệt, sùi mào gà không thể tự khỏi và rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, để phòng ngừa nhiễm bệnh, mọi người cần thực hiện các biện pháp ngừa bệnh an toàn và cách tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vắc xin HPV sớm nhất có thể. 

Xem thêm: >>>Mụn gai sinh dục nam và mụn gai sinh dục nữ xuất hiện khi nào

>>>cách chữa gai sinh dục nam tại nhà an toàn hiệu quả

Sùi mào gà là bệnh xã hội do virus HPV xâm nhập vào cơ thể người gây nên

Phân loại sùi mào gà

Sùi mào gà được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào vị trí xâm nhập và gây bệnh của virus HPV, bao gồm:  

  • Sùi mào gà sinh dục

Là trường hợp xuất hiện những nốt sùi mào gà ở những vùng kín, chẳng hạn như môi bé, môi lớn, cổ tử cung, âm đạo ở phụ nữ, hoặc dương vật, bìu, bao quy đầu ở nam giới. Những trường hợp mắc bệnh sùi mào gà sinh dục nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, hoặc bệnh sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,..

  • Sùi mào gà hậu môn

Sùi mào gà ở vùng hậu môn và mông xảy ra khi virus tấn công và gây ra các nốt sùi trên niêm mạc. Căn bệnh này đôi khi bị nhầm lẫn với bệnh trĩ dẫn đến người bệnh sử dụng sai thuốc, khiến việc điều trị không hiệu quả và khó khăn hơn.  

  • Sùi mào gà ở miệng

Một số bệnh nhân có thể bị nhiễm HPV ở miệng, họng, lưỡi. Lúc này, khoang miệng của người bệnh sẽ xuất hiện các mảng trắng, các nốt sùi mọc li ti, mềm. Thông thường, bệnh này xảy ra ở những người có thói quen quan hệ tình dục bằng miệng. Sùi mào gà ở miệng có thể gây đau khi nuốt thức ăn, uống, nói chuyện, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân nhiễm bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà do nhiễm virus HPV có thể xảy ra khi virus xâm nhập vào cơ thể, thường là qua vết thương hở trên da. Mặt khác, vi rút HPV sinh dục còn lây lan nhanh qua quan hệ tình dục, bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường hậu môn, đường miệng hoặc tiếp xúc da kề da khác ở vùng sinh dục. 

Nếu nữ giới đang mang thai và bị nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà thì em bé sẽ có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh và gặp nhiều biến chứng. Bên cạnh đó, sùi mào gà rất dễ lây nhiễm, bạn có thể mắc bệnh khi chạm trực tiếp vào nốt sùi hoặc chạm vào các vật dụng có chứa vi rút HPV gây ra sùi mào gà. 

Đâu là những nguyên nhân phổ biến gây lây nhiễm bệnh sùi mào gà?

Dưới đây là các yếu tố có nguy cơ cao lây nhiễm HPV gây sùi mào gà, bao gồm: 

Có nhiều bạn tình

Bạn càng có nhiều đối tác quan hệ tình dục thì càng có nguy cơ nhiễm virus HPV càng cao. Không chỉ vậy, quan hệ tình dục không an toàn với người có nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội khác như HIV, bệnh lậu, bệnh giang mai và sùi mào gà.  

Tuổi tác

Bệnh sùi mào gà thông thường phổ biến hơn ở trẻ em, trong khi sùi mào gà sinh dục phổ biến hơn ở thanh thiếu niên và thanh niên trong độ tuổi hoạt động tình.

Hệ thống miễn dịch yếu

Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có nhiều khả năng cao bị nhiễm virus HPV. Nguyên nhân làm hệ miễn dịch yếu có thể do nhiễm virus HIV/ AIDS hoặc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch (thường được tiêm sau khi cấy ghép nội tạng). 

Da bị tổn thương

Các u nhú, nốt sùi thường xuất hiện trên những vùng da hở hoặc bị trầy xước, nếu người khỏe mạnh vô tình chạm vào và để dính vào vết thương của mình sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao. 

Tiếp xúc không an toàn

Chạm vào mụn sùi mào gà của người khác hoặc không mặc quần áo bảo hộ trước khi chạm vào các bề mặt có chứa virus HPV, như vòi sen, hồ bơi công cộng,.. có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Tìm hiểu về vắc xin HPV ngừa sùi mào gà và ung thư cổ tử cung

Trước khi trả lời cho câu hỏi tiêm phòng HPV rồi có bị sùi mào gà không, thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về công dụng của loại vắc xin này. 

Việc tiêm phòng vắc xin HPV giúp bạn ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, các u nhú sinh dục và bệnh sùi mào gà được gây ra bởi Human Papilloma Virus. Thông thường, chủng virus này lây nhiễm ở những tế bào da và niêm mạc, liên quan đến bất thường cổ tử cung và sùi mào gà. Ngoài ra, HPV cũng có liên quan đến những bệnh ung thư khác, chẳng hạn như: ung thư tế bào gai ở hậu môn, âm đạo, âm hộ, dương vật và ung thư vùng chậu,..

Các loại vắc xin HPV

Tại Việt Nam hiện nay có 3 loại vacxin phòng ngừa HPV chủ yếu, bao gồm: 

  • Cervarix: Ngăn ngừa 2 chủng loại HPV, đó là HPV – 16 và HPV – 18. Loại vắc xin này dành cho lứa tuổi từ 9 trở lên. 

  • Gardasil: Ngăn ngừa 4 chủng loại HPV, đó là HPV – 6, HPV – 11, HPV – 16 và HPV – 18. Độ tuổi thích hợp để tiêm loại vắc xin này dao động từ 9 – 26 tuổi. 

  • Gardasil 9: loại Ngăn ngừa 9 chủng HPV, bao gồm 4 loại vắc xin Gardasil, cũng như HPV – 31, HPV – 33, HPV – 45, HPV – 52 và HPV – 58. Độ tuổi được pháp sử dụng loại vắc xin này là từ 9 – 45 tuổi. 

Bởi vì một loại vắc xin có thể phòng chống lại nhiều chủng virus HPV khác nhau. Trong trường hợp bệnh nhân có quan hệ tình dục, rất hiếm khi đối tượng bị nhiễm cùng lúc tất cả các chủng HPV mà vắc xin phòng ngừa. Vì vậy, hoàn toàn có thể tiêm phòng vắc xin HPV sau khi quan hệ tình dục.

Vắc xin Cervarix có tác dụng ngăn ngừa virus HPV chủng 16 và 18

Ai nên tiêm vắc xin phòng ngừa HPV?

Việc tiêm chủng ngừa virus HPV được các bác sĩ khuyến cáo khi trẻ từ 11 – 12 tuổi. Theo một số nghiên cứu, các loại thuốc vắc xin ngừa HPV có thể được tiêm cho trẻ 9 tuổi. Do đó, ngay khi có điều kiện, các trẻ nhỏ nên được tiêm phòng vắc xin HPV từ sớm để có thể bảo vệ cơ thể khỏi các loại bệnh xã hội và các bệnh ung thư gây ra bởi chủng virus này.

Ngoài ra, các thanh thiếu niên chưa từng tiêm phòng vắc xin HPV dưới 26 tuổi cũng cần được tiêm phòng sớm. Những người trong độ tuổi này được tiêm phòng HPV sẽ có lợi hơn vì nhiều người chưa bao giờ tiếp xúc với vi rút HPV. Để xác định xem có nên tiêm phòng vắc xin HPV hay không, bạn nên thảo luận về nguy cơ nhiễm HPV mới và lợi ích đạt được từ việc tiêm phòng với bác sĩ chuyên khoa. 

Các đối tượng tiêm phòng HPV rồi có bị sùi mào gà không?

Những người đã tiêm phòng HPV rồi có bị sùi mào gà không, là câu hỏi được nhiều người quan tâm đến hiện nay. 

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hơn virus HPV có hơn 100 chủng loại khác nhau, trong đó 90% các trường hợp bệnh mắc bệnh sùi mào gà là do chủng HPV – 6 và HPV – 11 gây ra. Hiện nay Việt Nam đã có sẵn vắc xin phòng ngừa virus HPV chủng 6,11,16 và 18. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị nhiễm sùi mào gà từ các chủng virus HPV khác không có trong vắc-xin hoặc tiêm phòng các loại  vắc-xin không chứa chủng HPV 6, 11, 16, 18.

Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra không chỉ lây lan nhanh chóng mà hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, việc phòng bệnh cần được ưu tiên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bạn tình. Trong số các biện pháp phòng ngừa tối ưu và hữu hiệu nhất là tiêm phòng vắc xin HPV. 

Các đối tượng đã tiêm phòng HPV rồi có bị sùi mào gà không?

Những ai không nên tiêm ngừa HPV?

Đa số mọi người đều nên thực hiện tiêm ngừa vắc xin HPV, đặc biệt là từ khi còn trẻ. Vì những người trẻ hơn sẽ có phản ứng miễn dịch tốt hơn sau khi tiêm vắc-xin HPV so với người lớn tuổi. Bên cạnh đó, những người chưa từng quan hệ tình dục và chưa bao giờ bị nhiễm HPV cũng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc vắc-xin HPV. 

Tác dụng bảo vệ của vắc-xin HPV ở đối tượng nữ dưới 25 tuổi, lên đến 100% đối với những người chưa từng nhiễm chủng virus này. Việc tiêm phòng HPV vẫn được khuyến cáo ở những người trong độ tuổi từ 29 đến 45. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn loại vắc xin nào có lợi ích rõ ràng.

Người có tiền căn dị ứng

Trước khi quyết định tiêm phòng vắc xin HPV, bạn cần được bác sĩ tư vấn cụ thể để kiểm tra nguy cơ dị ứng vắc xin. Bởi một số loại có thể gây ra dị ứng, những loại ở mức tương đối nhẹ thì có thể được tiêm nhiều lần. Tuy nhiên, cũng có một số dạng dị ứng nặng phải tuyệt đối tránh và không được tiêm nhắc lại, ví dụ như sốc phản vệ.

Phụ nữ có thai

Một phụ nữ có thai không nên tiêm bất kỳ một liều vacxin nào đến khi thai kỳ chấm dứt. Có nghĩa Việc tiêm ngừa vắc xin HPV vẫn chưa được chấp thuận sử dụng cho phụ nữ mang thai. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm phòng vắc xin trong lúc đang mang thai không gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên, bằng chứng cho điều này vẫn chưa thuyết phục lắm. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu để cho phép sử dụng vắc-xin HPV ở phụ nữ mang thai. 

Một thai phụ trước khi đến cuối thai kỳ không nên tiêm bất kỳ loại vắc xin nào. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi đối tượng đã tiêm 1 – 2 liều vắc xin và đang mang thai thì vẫn trì hoãn việc tiêm cho đến cuối thai kỳ.

Thai phụ cần hoãn tiêm vắc xin ngừa HPV cho đến khi sinh em bé

Trước khi tiêm ngừa vaccine HPV cần lưu ý những gì?

Vắc xin ngừa virus HPV có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định cho người tiêm, nhưng những tác dụng này là hầu như không phổ biến. Vì vậy, người tiêm vắc xin HPV không cần kiêng cử ăn uống trước và sau. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm vắc xin nếu thuốc các trường hợp sau: đang bị sốt, bị bệnh cấp tính như nhiễm trùng, có tiền sử suy gan, suy thận hay suy tim. 

Hầu hết những người tiêm ngừa HPV đều không gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Các tác dụng phụ nhẹ và trung bình đôi khi có thể xảy ra, gồm:

  • Đau và sưng tại chỗ tiêm: đây là một triệu chứng rất phổ biến sau khi tiêm.

  • Đau đầu, sốt nhẹ hoặc kèm theo lạnh run (rất hiếm)

  • Uể oải, mệt mỏi

  • Đau khớp và đau cơ là hai trong số các triệu chứng phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin ngừa virus HPV ở người châu Á.

  • Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, buồn nôn

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng bất thường sau khi tiêm phòng, đặc biệt là nếu các dấu hiệu nêu trên kéo dài và dai dẳng.

Một số người nghi ngờ rằng việc tiêm ngừa vắc-xin HPV có thể gây vô sinh. Nhưng nhiều nghiên cứu lớn về vắc-xin HPV vào năm 2013, 2014 và 2016 cho thấy rằng, các tác dụng phụ lớn sau khi tiêm vắc-xin là rất hiếm. Tương tự như việc, viêm tiêm phòng HPV có thể cải thiện sức khỏe sinh sản, nhất là ở những người bị nhiễm các bệnh xã hội lây qua đường tình dục.

Xem thêm: BỆNH SÙI MÀO GÀ NHẸ CÓ NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NÀO?

>>>Top 5 địa chỉ khám chữa bệnh sùi mào gà ở TPHCM uy tín

>>>Mua thuốc tây chữa bệnh sùi mào gà ở đâu uy tín?

Những điều cần chú ý trước và sau khi tiêm ngừa vắc xin HPV

Tiêm phòng vacxin HPV và những vấn đề có liên quan

Ngoài câu hỏi người đã tiêm phòng HPV có bị sùi mào gà không thì còn rất nhiều câu hỏi khác được quan tâm đến. Chẳng hạn như: 

Có cần xét nghiệm không khi tiêm phòng HPV?   

Đối với những đối tượng đã có quan hệ tình dục thì trước khi tiêm vắc xin ngừa HPV sẽ phải tiến hành đi xét nghiệm. Việc tiêm phòng HPV sẽ bao gồm 3 mũi theo lịch đã được quy định. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn và khuyến nghị của bác sĩ đến cơ sở tiêm chủng đúng để đảm bảo kết quả tốt nhất. 

Tuy nhiên, nếu sức khỏe của bạn không được đảm bảo hoặc có bất cứ vấn đề nào xảy ra thì có thể sẽ phải kiểm tra tổng quát trước khi tiêm phòng. Điều này sẽ đảm bảo tối đa sự an toàn và không xảy ra bất kỳ rủi ro nào cho sức khỏe của bạn.

Bệnh nhân mắc bệnh mào gà có nên tiêm phòng HPV?   

Có nhiều người thắc mắc rằng đã mắc bệnh sùi mào gà rồi thì có nên đi tiêm nữa không do lo lắng về mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như sợ tốn kém chi phí. Như những thông tin đã phân tích trên, biện pháp tiêm ngừa vắc xin HPV được các chuyên gia khuyến cáo rất nhiều. Bởi đây là một phương pháp hạn chế tối đa sự lây nhiễm các bệnh lý do virus HPV gây ra hiệu quả nhất.

Trong số 100 chủng loại vi rút HPV thì có tới 40 chủng loại là nguyên nhân gây nên các bệnh ở cơ quan sinh dục của con người, và mỗi loại lại gây ra một bệnh khác nhau. Do đó, nếu bạn đã bị bệnh sùi mào gà thì vẫn nên chủng ngừa HPV để bảo vệ chống lại các chủng HPV gây bệnh khác. 

Ngoài ra, đối với những người đã mắc sùi mào gà nhưng vẫn tiêm vắc xin HPV, thì nó có thể ngăn ngừa các đợt tái phát bệnh. Vì vậy, nếu bạn có đủ điều kiện, hãy thực hiện tiêm vắc xin ngừa HPV càng sớm càng tốt.

Những người đã mắc bệnh sùi mào gà cũng nên tiêm ngừa vắc xin HPV

Tiêm phòng vắc xin HPV sau bao lâu thì được mang thai?

Khi có ý định lập gia đình và mang thai, chị em phụ nữ cần chủ động tiêm phòng vắc xin HPV để ngừa ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Nếu trong thời điểm tiêm phòng mà bạn có thai thì lịch tiêm sẽ bị lùi lại, và bạn có thể tiếp tục hoàn thành lịch tiêm sau khi sinh

Tiêm vắc xin HPV sau bao lâu có thể quan hệ trở lại?

Hiện chưa vẫn có nghiên cứu hay khuyến cáo nào về việc kiêng bao lâu sau khi tiêm vắc xin HPV. Tuy nhiên với bất kỳ loại vắc xin nào, cũng sẽ mất một thời gian sau khi tiêm đủ liều và đúng lộ trình mới có thể phát triển các kháng thể có khả năng chống lại vi rút HPV. 

Do đó, bạn có thể sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác nếu không thể hạn chế việc quan hệ tình dục. Nhằm hạn chế tối đa tình trạng nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà trong quá trình quan hệ với đối tác.

Những điều cần làm ngoài tiêm HPV để phòng tránh bệnh sùi mào gà?

Ngoài tiêm ngừa vắc xin HPV, mọi người cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau để phòng tránh bệnh sùi mào gà hiệu quả: 

  • Tuân theo chế độ một vợ một chồng và quan hệ tình dục an toàn, như sử dụng bao cao su,.. 

  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với những người bị nhiễm bệnh, như: dao cạo, bàn chải đánh răng, quần áo, khăn chậu,..

  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu để bảo vệ trẻ em, phụ nữ nên thực hiện tầm soát bệnh sùi mào gà trước khi có ý định sinh con.

  • Duy trì chế độ nghỉ ngỡ, ăn uống khỏe mạnh, đủ chất dinh dưỡng để làm giảm nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cũng như ung thư.

  • Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh sùi mào gà thì hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. 

  • Tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch thăm khám, chữa bệnh và lời dặn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc bên ngoài để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà cần thực hiện ngoài tiêm vắc xin HPV

Như vậy, Phòng khám Galant đã giúp bạn giải đáp nghi vấn đã tiêm phòng HPV rồi có bị sùi mào gà không. Bên cạnh đó, việc tiêm ngừa vắc xin HPV đối với những bệnh nhân mắc sùi mào gà có thể ngăn ngừa biến chứng mắc bệnh ung thư. Tốt nhất, bạn nên liên hệ đến bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm vắc xin để có hướng dẫn thực hiện hiệu quả và chính xác. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%